moitruongplus Nhà máy xử lý chất thải hạt nhân thành thủy tinh đầu tiên của Trung Quốc đã đi vào hoạt động cuối tuần trước. Số nhà máy kiểu này được dự báo sẽ tăng khi Trung Quốc mở thêm các nhà máy điện hạt nhân mới.


Nhà máy tái chế chất thải hạt nhân thành thủy tinh tại Quảng Nguyên, tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc. Với tốc độ xây dựng 7-8 nhà máy điện hạt nhân mỗi năm, Trung Quốc được dự báo sẽ tạo ra lượng chất thải hạt nhân khổng lồ trong những năm tới - Ảnh: WEIBO

Theo báo South China Morning Post (SCMP) ngày 12-9, nhà máy "thủy tinh hóa" chất thải hạt nhân nói trên đặt tại Quảng Nguyên thuộc tỉnh Tứ Xuyên.

Theo truyền thông nhà nước Trung Quốc, mỗi năm cơ sở này có thể xử lý khoảng vài trăm mét khối chất thải hạt nhân thể lỏng có mức phóng xạ cao.

Hầu hết các nhà máy điện hạt nhân ở Mỹ và châu Âu xử lý chất thải lỏng hạt nhân bằng cách đun nóng chất lỏng trong lò điện ở nhiệt độ trên 1.100 độ C. Ở nhiệt độ này, quá trình thủy tinh hóa sẽ diễn ra và hoàn tất sau khi phủ một lớp gốm lên bề mặt thủy tinh để hạn chế rò rỉ.

Đây là công nghệ đang được sử dụng tại nhà máy vừa đi vào hoạt động ở Quảng Nguyên. Theo SCMP, phương pháp thủy tinh hóa này được chứng minh là an toàn hơn nghiền nhỏ chất thải phóng xạ và trộn với nước rồi đựng tạm thời trong các bể kim loại.

Ý tưởng "thủy tinh hóa" đã có từ lâu nhưng đưa nó vào thực tế không hề dễ dàng. Khoảng một nửa trong số 10 nhà máy "thủy tinh hóa" mở cửa trong 4 thập kỷ qua đã phải đóng cửa do khó khăn về kỹ thuật hoặc tài chính, theo SCMP.

Thoạt đầu, các kỹ sư chỉ trộn chất thải lỏng phóng xạ và vật liệu sản xuất thủy tinh như silica trong một nồi nấu chảy. Tuy nhiên, phương pháp này kém an toàn và tiềm ẩn nguy cơ rò rỉ ra ngoài môi trường.

Việc xây dựng nhà máy ở Quảng Nguyên đã được chính quyền trung ương phê duyệt năm 2009.

Công nghệ hiện tại không phải không có vấn đề. Một số nhà nghiên cứu tham gia dự án cho biết đang tìm cách để làm cho quy trình an toàn và rẻ hơn. Ví dụ, một vấn đề từ công nghệ này là lò điện cần được thay thế sau mỗi 5 năm do bị ăn mòn.

Các nhà khoa học Trung Quốc hy vọng sẽ tìm ra cách giữ cho lò điện hoạt động lâu hơn bằng cách sử dụng nước để làm mát thành bên trong lò.

Một cơ sở thử nghiệm ở ngoại ô Bắc Kinh đã hoạt động liên tục trong 2 ngày bằng phương pháp trên từ đầu năm nay. Dự kiến Trung Quốc sẽ bắt đầu xây dựng nhà máy xử lý chất thải hạt nhân sử dụng phương pháp mới vào năm 2024.


Theo Tuổi trẻ

Các tin khác


Phú Thọ: Chủ động lắp các trạm quan trắc môi trường tự động

Theo Trưởng phòng kiểm soát ô nhiễm, Chi cục Bảo vệ Môi trường, việc lắp đặt hệ thống quan trắc môi trường tự động giúp doanh nghiệp “chứng minh” được nguồn thải ra môi trường đang ở mức độ cho phép.

Phân loại rác tại nguồn - nhìn từ góc độ vĩ mô

Phân loại chất thải tại nguồn chính là một trong những hành động cơ bản nhất, đơn giản nhất để bảo vệ môi trường.

Hành tinh có lẽ không thể chịu đựng thêm được nữa từ ô nhiễm nhựa và hóa chất

Các nhà hoạt động môi trường xót xa cảnh báo, hành tinh có lẽ không thể chịu đựng thêm được nữa từ ô nhiễm nhựa và ô nhiễm hóa chất.

Thanh Hoá: Bảo vệ môi trường Khu công nghiệp, cụm công nghiệp, làng nghề - bài toán khó!

Công tác quản lý, thu gom, xử lý chất thải và bảo vệ môi trường (BVMT) tại các khu công nghiệp (KCN), cụm công nghiệp (CCN), làng nghề trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá vẫn đang tồn tại nhiều bất cập.

Những phương pháp xử lý rác thải hiệu quả hiện nay

Rác thải cần được phân loại để tái chế hoặc xử lý nhiệt. Nếu không xử lý được bằng 2 phương pháp trên thì sẽ đưa vào bãi chôn lấp sau khi xử lý phù hợp.

Lá nhân tạo hút khí CO2 của Mỹ: Hiệu quả cao gấp 100 lần thiết bị hiện hành

Các kỹ sư tại Đại học Illinois Chicago ở Mỹ đã chế tạo một loại lá nhân tạo tiết kiệm chi phí có thể thu giữ khí CO2 cao hơn 100 lần so với các hệ thống hiện tại.