moitruongplus UBND tỉnh Bắc Ninh vừa có cuộc họp về việc xử lý ô nhiễm môi trường tại cụm công nghiệp (CCN) Phú Lâm, huyện Tiên Du và phường Phong Khê, TP.Bắc Ninh. Theo đó, nếu doanh nghiệp không có đánh giá tác động môi trường sẽ không được phép đi vào hoạt động.
Bỏ lò hơi, tháo dỡ ống khói giảm thiểu ô nhiễm
Tại buổi làm việc, một vài con số ấn tượng đã được nêu, đơn cử như: Sau 3 tháng chỉ đạo quyết liệt của UBND tỉnh và sự vào cuộc mạnh mẽ của các lực lượng Công an tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường; UBND thành phố Bắc Ninh và UBND huyện Tiên Du, tình trạng ô nhiễm môi trường tại cụm công nghiệp (CCN) Phú Lâm và phường Phong Khê đã có nhiều thay đổi rất tích cực.
Hàng loạt ống khói tại CCN Phú Lâm đang được dỡ bỏ. Ảnh TL
Cụ thể, đối với khí thải, trước kia là 323 ống khói (mỗi cơ sở sản xuất một ống khói), trong đó: Phong Khê 297 ống, Phú Lâm 26 ống thì hiện nay, số lượng ống khói chỉ còn khoảng 72 ống. Trong đó Phong Khê chỉ còn 60 ống, Phú Lâm 12 ống. Số lượng này còn tiếp tục giảm trong thời gian tới. Nhờ có những thay đổi tích cực này mà không khí môi trường ở khu vực này đã có cải thiện rõ rệt, tương đối trong lành.
Hiện nay (tháng 8/2021) nước thải tại sông Ngũ Huyện Khê đạt loại B1 theo quy chuẩn QCVN 08:2015/BTNMT; đường làng, ngõ xóm được dọn dẹp; cống rãnh được khơi thông. Đặc biệt ý thức người dân và chủ doanh nghiệp đã được nâng lên một mức cao. Đa phần người dân đồng thuận với sự chỉ đạo quyết liệt, công tâm và khách quan của UBND tỉnh.
Tỉnh Bắc Ninh đã đặt mục tiêu, xử lý cơ bản được ô nhiễm môi trường tại Phong Khê và Phú Lâm bằng chủ trương, các cơ sở sản xuất chỉ được phép hoạt động khi:
Nước thải của hệ thống phải tuần hoàn 100%, tức là không có nước thải ra ngoài môi trường. Sau đó sẽ gắn quan trắc online tại trực tiếp các cơ sở này để theo dõi thường xuyên, gửi đường truyền về Sở Tài nguyên và Môi trường, Công an tỉnh, UBND thành phố Bắc Ninh, UBND huyện Tiên Du.
Về khí thải: Yêu cầu các cơ sở phải bỏ toàn bộ lò hơi cũ, tháo dỡ ống khói và thực hiện mua hơi thương phẩm. Sau khi thực hiện nội dung này, UBND tỉnh sẽ làm việc trực tiếp với 14 cơ sở thực hiện bán hơi thương phẩm về 02 nội dung: Đảm bảo giá bán hơi không được thay đổi khi không có biến động về đầu vào tạo hơi: nguyên liệu, điện… đảm bảo theo quy định của pháp luật và kiểm tra việc thực hiện thủ tục đất đai, môi trường, phòng cháy chữa cháy của các cơ sở này.
Doanh nghiệp phải có đánh giá tác động môi trường hoặc bản cam kết môi trường mới được phép hoạt động
Theo đó, tỉnh Bắc Ninh chỉ cho phép vận hành thử nghiệm hệ thống xử lý nước thải đối với các cơ sở sản xuất đã đầu tư hệ thống xử lý môi trường nằm trong CCN Phú Lâm, CCN Phong Khê I, CCN Phong Khê II; không sử dụng đất lấn chiếm hành lang đê, hành lang giao thông.
Đối với các cơ sở đã có báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) hoặc bản cam kết môi trường được phê duyệt phải bảo đảm yêu cầu xây dựng xong công trình xử lý nước thải, đã tháo dỡ nồi hơi cũ, ống khói và đấu nối hơi thương phẩm về cơ sở sản xuất; có đơn xin vận hành thử nghiệm; đối với các cơ sở sản xuất đang thực hiện quyết định xử phạt vi phạm hành chính, bổ sung biên lai nộp phạt và báo cáo khắc phục sai phạm.
Các cơ sở chưa có đánh giá tác động môi trường hoặc bản cam kết môi trường được phê duyệt phải thực hiện xây dựng xong công trình xử lý nước thải, tháo dỡ nồi hơi cũ, ống khói, cam kết đã đấu nối hơi thương phẩm về cơ sở sản xuất và gửi đơn xin vận hành thử nghiệm hệ thống xử lý nước thải về Sở Tài nguyên và Môi trường để trình UBND tỉnh xem xét.
Doanh nghiệp chưa có đánh giá tác động môi trường hoặc bản cam kết môi trường thì chưa được phép hoạt động.
Các cơ sở sản xuất đã có chủ trương vận hành thử nghiệm hoặc đã vận hành thử nghiệm hệ thống xử lý môi trường nhưng chưa đạt yêu cầu về môi trường giao Sở Tài nguyên và Môi trường thông báo cho các cơ sở sản xuất tạm dừng vận hành thử nghiệm; chỉ được vận hành thử nghiệm hệ thống khi có Thông báo đạt yêu cầu của Sở Tài nguyên và Môi trường.
Đối với các cơ sở sản xuất xen kẽ trong khu dân cư và các cơ sở xây dựng trái phép, lấn chiếm đất, sử dụng đất sai mục đích giao UBND thành phố Bắc Ninh và huyện Tiên Du chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan xem xét tổng thể, toàn diện để tham mưu, đề xuất hướng xử lý với Chủ tịch UBND tỉnh, trong tháng 8, nhằm xử lý cơ bản tình trạng ô nhiễm môi trường tại các địa phương trên.
Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh nếu để các cơ sở chưa đủ điều kiện vận hành chính thức đã đi vào hoạt động bình thường.
Do ảnh hưởng bão số 3 toàn tỉnh Bắc Ninh có 163,31 ha/555,65ha rừng trồng, chiếm 29,3% diện tích rừng bị thiệt hại, trong đó 23ha bị gẫy, đổ từ 70% đến 90% số cây; diện tích còn lại gẫy đổ 30-50%.
Sáng nay 10/9, trận lũ quét kinh hoàng xảy ra tại xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai đã vùi lấp toàn bộ một thôn có 35 hộ dân, với 128 khẩu, khiến 15 người chết, nhiều người mất tích.
Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn TP Hà Nội ban hành lệnh báo động lũ cấp 2 trên sông Hồng với mực nước là 10,5 m.
Tối 10/9/2024, ông Giang Tuấn Anh, Chủ tịch UBND huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang thông tin, đoạn đê sông Lô qua xã Quyết Thắng đã bị vỡ do nước sông lên cao. Hiện nay, công tác vá đê đang được gấp rút triển khai.
Sáng 10-9, Ban Chỉ huy PCTT và TKCN thành phố Hà Nội ban hành lệnh số 53/L-BCH, báo động I trên sông Hồng.
Trước tình hình thiên tai nghiêm trọng, sáng 9/9, Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai ban hành Quyết định số 2285/QĐ-UBND công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai để ứng phó với tình hình lũ quét, sạt lở đất và ngập úng trên địa bàn tỉnh.