moitruongplus Theo báo cáo do một nhóm nghiên cứu tại Mỹ công bố hôm 1/9, ô nhiễm không khí có khả năng làm giảm gần 9 năm tuổi thọ của khoảng 40% người Ấn Độ.
Theo báo cáo của Viện Chính sách Năng lượng tại Đại học Chicago (EPIC), hơn 480 triệu người sống trong những vùng đất rộng lớn ở miền trung, miền đông và miền bắc Ấn Độ, bao gồm cả thủ đô New Delhi ở trong tình trạng đáng báo động về mức độ ô nhiễm không khí và nay đã mở rộng ra khắp các vùng địa lý của quốc gia này.
Đề cập đến Chương trình Không khí sạch Quốc gia của Ấn Độ (NCAP) được khởi động vào năm 2019 nhằm kiềm chế mức độ ô nhiễm nguy hiểm, EPIC cho biết, nếu duy trì và đạt được các mục tiêu của NCAP sẽ giúp nâng tuổi thọ trung bình của người dân cả nước thêm 1,7 năm và của thủ đô New Delhi thêm 3,1 năm.
NCAP đặt mục tiêu giảm ô nhiễm ở 102 thành phố bị ảnh hưởng nặng nề nhất từ 20% - 30% vào năm 2024, bằng cách cắt giảm khí thải công nghiệp và khí thải xe cộ, đưa ra các quy tắc nghiêm ngặt hơn đối với nhiên liệu vận tải, nhiên liệu sinh khối và giảm thiểu ô nhiễm bụi. Ngoài ra, phải tăng cường hệ thống giám sát ô nhiễm không khí.
Theo IQAir, một tổ chức đo lường chất lượng không khí dựa trên nồng độ của các hạt trong không khí có hại cho phổi hay còn được gọi là bụi mịn PM2.5 cho biết, năm 2020, New Delhi 3 năm liên tiếp là thủ đô ô nhiễm nhất thế giới.
Năm ngoái, 20 triệu dân của New Delhi được hít thở bầu không khí trong sạch hơn vào mùa hè, nhờ vào việc thực hiện các biện pháp hạn chế và đóng cửa vì Covid-19. Tuy nhiên, sau đó họ lại phải đối mặt với bầu không khí độc hại vào mùa đông, khi lượng chất thải từ việc đốt phế liệu của các trang trại tăng mạnh ở các bang gần đó là Punjab và Haryana.
Theo nghiên cứu của EPIC, nước láng giềng của Ấn Độ là Bangladesh, có thể tăng tuổi thọ trung bình thêm 5,4 năm nếu quốc gia này nâng cao chất lượng không khí đạt mức mà Tổ chức Y tế Thế (WHO) giới khuyến nghị.
Để tính mức số tuổi thọ, EPIC đã so sánh sức khỏe của những người tiếp xúc lâu dài với các mức độ ô nhiễm không khí khác nhau và áp dụng kết quả cho nhiều nơi ở Ấn Độ và các nơi khác trên thế giới.
ANH NGỌC (Theo Reuter)
Do ảnh hưởng bão số 3 toàn tỉnh Bắc Ninh có 163,31 ha/555,65ha rừng trồng, chiếm 29,3% diện tích rừng bị thiệt hại, trong đó 23ha bị gẫy, đổ từ 70% đến 90% số cây; diện tích còn lại gẫy đổ 30-50%.
Sáng nay 10/9, trận lũ quét kinh hoàng xảy ra tại xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai đã vùi lấp toàn bộ một thôn có 35 hộ dân, với 128 khẩu, khiến 15 người chết, nhiều người mất tích.
Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn TP Hà Nội ban hành lệnh báo động lũ cấp 2 trên sông Hồng với mực nước là 10,5 m.
Tối 10/9/2024, ông Giang Tuấn Anh, Chủ tịch UBND huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang thông tin, đoạn đê sông Lô qua xã Quyết Thắng đã bị vỡ do nước sông lên cao. Hiện nay, công tác vá đê đang được gấp rút triển khai.
Sáng 10-9, Ban Chỉ huy PCTT và TKCN thành phố Hà Nội ban hành lệnh số 53/L-BCH, báo động I trên sông Hồng.
Trước tình hình thiên tai nghiêm trọng, sáng 9/9, Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai ban hành Quyết định số 2285/QĐ-UBND công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai để ứng phó với tình hình lũ quét, sạt lở đất và ngập úng trên địa bàn tỉnh.