moitruongplus Thời điểm giãn cách xã hội, trên nhiều bản đồ quan trắc, chất lượng không khí ngoài trời tại các tỉnh, thành phố trên cả nước, đặc biệt tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh được cải thiện.

Nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước đang thực hiện giãn cách xã hội, phòng chống dịch Covid-19, do đó hoạt động giao thông, sản xuất và xây dựng đều giảm mạnh. Vì thế mà chất lượng không khí ngoài trời tại các địa phương trên bản đồ quan trắc phổ biến thể hiện màu xanh (tốt cho sức khoẻ).


Hà Nội và nhiều tình, thành phố khác đang thực hiện giãn cách xã hội nên chất lượng không khí ở mức tốt (Ảnh: Ngọc Thắng/Thanh niên)

Lúc 7h30 ngày 29/8, ứng dụng VNAir (Tổng cục Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường) ghi nhận, trong số 52 điểm quan trắc ở 3 miền, chỉ có 5 điểm có chất lượng không khí ở mức màu vàng (trung bình-chấp nhận được) là Hồng Hà (Phúc Tân, Hoàn Kiếm, Hà Nội), Trường Tiểu học Đại Bái (huyện Gia Bình) và UBND huyện Yên Phong (tỉnh Bắc Ninh) và Thành ủy Móng Cái (tỉnh Quảng Ninh), xã Đông Hải (huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh).

Trên bản đồ quan trắc chỉ số chất lượng không khí của ứng dụng PAM Air (mạng lưới quan trắc môi trường không khí độc lập đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam phủ rộng tại 63 tỉnh, thành phố của Việt Nam, do Công ty Cổ phần tư vấn và tích hợp công nghệ D&L quản lý), trên khắp cả nước không ghi nhận điểm quan trắc nào không tốt cho sức khoẻ. Chỉ có 13 điểm ở miền Bắc và 7 điểm ở miền Nam có màu vàng-mức chấp nhận được.

Ứng dụng AirVisual (sản phẩm của Tổ chức IQAir sở hữu lượng dữ liệu tổng hợp rất lớn về chất lượng không khí, có trụ sở chính tại Thụy Sỹ) ghi nhận nhiều màu cho chất lượng không khí ở miền Bắc. Ngoài chủ đạo màu xanh, vàng, xuất hiện nhiều điểm màu cam (ảnh hưởng tới sức khoẻ của những người nhạy cảm). Có 8 điểm màu đỏ (có hại cho sức khoẻ), tập trung chủ yếu ở Hoà Bình, Phú Thọ.

Theo thang bảng đo chỉ số chất lượng không khí (AQI) của ứng dụng AirVisual, trong số 92 thành phố của nhiều quốc gia trên thế giới được quan trắc, Hà Nội và TP Hồ Chí Minh đều ở mức vàng, tương ứng đứng thứ 23 với chỉ số AQI ở mức 76 và đứng thứ 47 với chỉ số AQI ở mức 52.

Tuy nhiên, giãn cách xã hội, mọi người chỉ ra ngoài trong trường hợp cần thiết nên đặc biệt chú ý xử lý ô nhiễm không khí trong nhà. Theo các chuyên gia, không khí trong nhà ô nhiễm do nhiều nguyên nhân như nấu bằng các nguyên liệu dầu hỏa, khí gas, chiên, nướng, hút thuốc lá, bụi lưu cữu từ rèm cửa, đồ vải, môi trường ẩm ướt sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm mốc sinh sôi. Bởi vậy, người dân nên thường xuyên vệ sinh nhà cửa như hút bụi, giặt rèm cửa, hạn chế dùng thảm, không hút thuốc lá, mở cửa sổ khi thời tiết ngoài trời tốt để lưu thông các chất ô nhiễm…

Trong tình hình dịch COVID-19 phức tạp, người dân nên nâng cao ý thức, thay đổi thói quen sinh hoạt, thực hiện tốt thông điệp 5K của Bộ Y tế (khẩu trang-khoảng cách-không tập trung-khử khuẩn-khai báo y tế), thường xuyên khử khuẩn ở bề mặt các vật dụng hay tiếp xúc trong nhà.

Theo Môi trường và Cuộc sống

Các tin khác

dsad
scdsfds
èd
sdff

New Zealand: Sông băng bị thu hẹp, đứng trước nguy cơ biến mất

Viện Nghiên cứu Khí quyển và Nước quốc gia New Zealand (NIWA) ngày 25/3 công bố báo cáo cho thấy các sông băng ở nước này đang "tiếp tục co lại" và đứng trước nguy cơ tan biến do mất băng kéo dài.

Động đất tại Hà Nội, nhiều khu vực cảm nhận rung lắc

Sáng 25/3, Viện trưởng Viện Vật lý địa cầu Nguyễn Xuân Anh cho biết, vào hồi 8h5 tại vị trí khu vực huyện Mỹ Đức (Hà Nội) đã xảy ra một trận động đất mạnh 4 độ richter.

Bắc Giang: Triển khai các giải pháp cải thiện kết quả thực hiện Bộ chỉ số đánh giá về môi trường

UBND tỉnh Bắc Giang vừa ban hành Kế hoạch số 17/KH-UBND về việc triển khai các giải pháp cải thiện kết quả thực hiện Bộ chỉ số đánh giá kết quả bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh.

EEA: Châu Âu cần hành động nhiều hơn để tránh hậu quả do biến đổi khí hậu

Cơ quan Môi trường châu Âu (EEA) mới đây cảnh báo châu Âu có thể phải gánh chịu hậu quả "thảm khốc” do biến đổi khí hậu.

Bắc Cực trước nguy cơ không còn băng chỉ trong 10 năm tới

Bắc Cực đứng trước nguy cơ chỉ còn nước trong những tháng hè kể từ năm 2035 do khí thải từ nhiên liệu hóa thạch.

WHO: Ô nhiễm và khủng hoảng khí hậu làm gia tăng gánh nặng bệnh tật

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo các tình trạng khẩn cấp về khí hậu cùng với ô nhiễm môi trường đang diễn ra làm gia tăng gánh nặng bệnh tật, đặc biệt là ở Nam bán cầu.