moitruongplus Do ảnh hưởng của hoàn lưu cơn bão số 4 (bão Noru), từ chiều tối 28-9, nhiều địa phương ở Nghệ An mưa lớn kéo dài suốt nhiều giờ gây ngập úng cục bộ, sạt lở đất, chia cắt giao thông…

Tại thị xã Thái Hoà theo ghi nhận hiện trên quốc lộ 48 đoạn qua ngã ba Đông Phú xã Nghĩa Thuận nước ngập sâu gây chia cắt giao thông, lực lượng chức năng đang túc trực nhắc nhở người tham gia giao thông để đảm bảo an toàn.


Tại quốc lộ 48 đoạn qua ngã ba Đông Phú xã Nghĩa Thuận nước ngập quá mặt đường gây chia cắt giao thông, lực lượng chức năng đang túc trực đề phòng có người qua lại.

Trên địa bàn huyện Con Cuông mưa lớn, hàng chục mét khối đất đá đã sạt lở xuống đường Quốc lộ 7 dẫn đến ách tắc giao thông nhiều giờ liền.

Theo đó, tối ngày 28/9 trên tuyến Quốc lộ 7 đi qua bản Boong, xã Lạng Khê (Con Cuông) liên tiếp xảy ra tình trạng sạt lở đất đá với khối lượng lớn dẫn đến ách tắc giao thông trên tuyến đường này. Một số xe đã bị mắc lầy.


Lãnh đạo huyện Con Cuông có mặt tại các điểm lũ lụt kiểm tra thực tế.

Ngay sau khi xảy ra sự cố trên, Hạt quản lý đường bộ Con Cuông đã huy động máy múc, nhân lực để khắc phục kịp thời thông đường. Tuy nhiên do khối lượng đất đá quá lớn, máy gạt cũng không kịp. Do vậy, để đảm bảo an toàn cho người và tài sản, Hạt quản lý đường bộ Con Cuông đã ngăn đường từ 24h giờ đêm qua cho đến 5h sáng ngày 29/9 để xử lý.

Hiện nay, trên địa bàn đang tiếp tục có mưa to nên tình trạng sạt lở núi vẫn còn diễn ra. Cho đến 7h sáng nay, tuyến đường vẫn còn bị ách tắc chưa lưu thông được. Để đảm bảo an toàn cho người và phương tiện lưu thông qua đoạn dốc Chó, đơn vị quản lý giao thông ngoài việc sẵn sàng huy động máy móc, nhân lực để san gạt còn phối hợp với chính quyền địa phương đặt biển cảnh báo, túc trực 24/24h không cho các phương tiện qua lại khi có tình huống nguy hiểm.


Hạt quản lý đường bộ Con Cuông đã huy động máy múc, nhân lực để khắc phục kịp thời thông đường tại điểm sạt lở đoạn qua Dốc Chó

Hiện tại trên địa bàn huyện Con Cuông các tuyến đường đi vào Lục Dạ, Môn Sơn, Thạch Ngàn.... và 1 số điểm khác nước ngập sâu chia cắt cục bộ. Nhiều nhà dân ngập cần phải di dời.

Trong khi đó, mưa lớn cũng gây sạt lở hàng nghìn mét khối đất, đá tại khu vực eo lèn Nghĩa Hoàn (huyện Tân Kỳ), khiến Quốc lộ 48E bị ách tắc. Khoảng 4h sáng 29/9, tại khu vực eo lèn giáp ranh giữa xã Tân Long và Nghĩa Hoàn của huyện Tân kỳ xảy ra tình trạng sạt lở hàng nghìn m3 đất, đá, khiến giao thông tại đây bị ách tắc hoàn toàn, các phương tiện giao thông không thể qua lại được.


Mưa lớn cũng gây sạt lở hàng nghìn mét khối đất, đá tại khu vực eo lèn Nghĩa Hoàn (huyện Tân Kỳ), khiến Quốc lộ 48E bị ách tắc.

Còn tại Quốc lộ 48D (đoạn qua xã Quỳnh Vinh - TX Hoàng Mai) tuyến đường nối TX Hoàng Mai - TX Thái Hòa, đã bị đất đá sạt lở chắn ngang đường, phương tiện không thể lưu thông, các cơ quan chức năng đang phong tỏa, khắc phục hậu quả.

Theo thông tin từ Sở Giao thông vận tải Nghệ An, ảnh hưởng của hoàn lưu cơn bão số 4 đến 9h ngày 29/9, trên các tuyến Quốc lộ, Đường tỉnh do Sở này quản lý, hiện còn 18 vị trí đang đóng đường (Trong đó Quốc lộ có 11 vị trí; đường tỉnh có 7 vị trí).


Quốc lộ 48D (đoạn qua xã Quỳnh Vinh - TX Hoàng Mai) tuyến đường nối TX Hoàng Mai - TX Thái Hòa, đã bị đất đá sạt lở chắn ngang đường.

Những vị trí sụt trượt nhỏ được đơn vị bố trí hốt đất đá ngay, đảm bảo thoát nước, các vị trí sạt lở lớn được căng dây, đặt biển cảnh báo đảm bảo an toàn giao thông.

Những vị trí ngập lụt được đơn vị quản lý giao thông phối hợp các lực lượng của chính quyền địa phương bố trí rào chắn, biển báo, tổ chức trực gác 24/24h để đóng đường, cấm người, phương tiện qua lại cũng như đảm bảo an ninh trật tự.

Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác

èd
sdff
fdsdf
rttr

Bắc Giang: Triển khai các giải pháp cải thiện kết quả thực hiện Bộ chỉ số đánh giá về môi trường

UBND tỉnh Bắc Giang vừa ban hành Kế hoạch số 17/KH-UBND về việc triển khai các giải pháp cải thiện kết quả thực hiện Bộ chỉ số đánh giá kết quả bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh.

EEA: Châu Âu cần hành động nhiều hơn để tránh hậu quả do biến đổi khí hậu

Cơ quan Môi trường châu Âu (EEA) mới đây cảnh báo châu Âu có thể phải gánh chịu hậu quả "thảm khốc” do biến đổi khí hậu.

Bắc Cực trước nguy cơ không còn băng chỉ trong 10 năm tới

Bắc Cực đứng trước nguy cơ chỉ còn nước trong những tháng hè kể từ năm 2035 do khí thải từ nhiên liệu hóa thạch.

WHO: Ô nhiễm và khủng hoảng khí hậu làm gia tăng gánh nặng bệnh tật

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo các tình trạng khẩn cấp về khí hậu cùng với ô nhiễm môi trường đang diễn ra làm gia tăng gánh nặng bệnh tật, đặc biệt là ở Nam bán cầu.

Biến đổi khí hậu: Canada đang trải qua một mùa Đông thất thường

Canada đang trải qua một mùa Đông khác lạ so với các năm trước, khi nền nhiệt ở nhiều vùng trong thời gian qua ấm hơn so với bình thường và một đợt lạnh sâu đã xuất hiện.

Nam Âu và Bắc Phi đang hứng chịu mùa Đông khô hạn

Hạn hán ở Địa Trung Hải không giảm đi trong mùa Đông này, với lượng mưa dưới mức trung bình dẫn đến việc thiếu nước và một số nơi phải ban bố tình trạng khẩn cấp.