moitruongplus Trung tâm KTTV quốc gia dự báo khoảng chiều và đêm 27/9, bão số 4 đổ bộ đất liền, với kịch bản mưa lớn trên 400mm sẽ có khoảng 60 huyện và đô thị nguy cơ ngập lụt.

Chiều ngày 26/9, tại buổi cung cấp thông tin với báo chí về diễn biến bão số 4 (bão Noru), ông Nguyễn Văn Hưởng - Trưởng phòng Dự báo Khí hậu, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia nhận định: " Đây là một cơn bão có cường độ mạnh, cường độ bão thời điểm trước khi đổ bộ vào khu vực đảo Lu-Dông của Philippin cường độ đạt mức cấp 15, giật cấp 17. Sau đó khi đi vào biển Đông, sáng nay cường độ đã yếu đi còn mức cấp 12, giật 14.

Theo thống kê đây là một cơn bão rất mạnh, dự báo là một trong những cơn mạnh nhất trong vòng 20 năm trở lại đây ảnh hưởng đến Trung Trung Bộ (tương đương cơn bão số 6-Xangsane 9/2006, bão số 9-Ketsana 10/2009 và bão số 9-Molave 10/2020”.

Ông Nguyễn Văn Hưởng cho biết thêm về tốc độ di chuyển của cơn bão số 04 là khá nhanh, trung bình khoảng 20-25km/h. với tốc độ di chuyển nhanh như vậy nên ngay khi bão vừa vào Biển Đông Tổng cục khí tượng thủy văn đã chỉ đạo Trung tâm dự báo quyết định phát tin bão khẩn cấp.


Ông Nguyễn Văn Hưởng - Trưởng phòng Dự báo Khí hậu, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia.

Dự báo trong 24- 48 giờ và cả sau đoạn 48 giờ  bão số 4 di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, mỗi giờ đi được 20-25km, cường độ đạt mạnh nhất khi ở khu vực gần quần đảo Hoàng Sa, cường độ ở mức cấp 14, giật cấp 16. Nhận định khoảng sáng đến trưa ngày 28 bão sẽ đi vào đất liền các tỉnh Trung Trung Bộ, sau đó đi xuyên qua Tây Nguyên, sang Lào rồi sang Thái Lan và suy yếu thành vùng áp thấp trên khu vực Thái Lan.

Nói về ảnh hưởng và tác động của cơn bão số Noru, ông Nguyễn Văn Hưởng cho biết: " Trên biển, vùng biển phía Nam khu vực Bắc Biển Đông (bao gồm vùng biển quần đảo Hoàng Sa), khu vực Giữa Biển Đông có mưa bão, gió mạnh cấp 8-9, sau tăng lên cấp 10-11; vùng gần tâm bão cấp 12-14, giật cấp 16; sóng biển cao từ 9-11m; biển động dữ dội.

Từ trưa 27/9, vùng biển ngoài khơi khu vực từ Quảng Bình đến Ninh Thuận (bao gồm huyện đảo Cồn Cỏ, Cù Lao Chàm, Lý Sơn) có gió mạnh cấp 8-9, sau tăng lên cấp 10-11, vùng gần tâm bão mạnh cấp 12-14, giật cấp 17, sóng biển cao 8-10m, biển động dữ dội. Từ tối và đêm 27/9 vùng biển ven bờ khu vực từ Thừa Thiên Huế đến Bình Định sóng biển cao 3-5m, vùng gần tâm bão 6-8m. Khu vực từ Quảng Bình đến Quảng Ngãi cần đề phòng nước dâng do bão cao 1,0-1,5m gây ngập úng tại khu vực trũng, thấp ở ven biển, cửa sông. Toàn bộ tàu thuyền, khu nuôi trồng thủy sản và các hoạt động tại các vùng biển trên đều có nguy cơ cao chịu tác động của gió mạnh, sóng lớn, lốc xoáy và nước biển dâng do bão.

Cảnh báo gió mạnh trên đất liền từ gần sáng ngày 28/9, khu vực ven biển từ Quảng Trị trở vào đến Ninh Thuận có gió mạnh cấp 6, sau tăng lên cấp 7-8, giật cấp 9-10; ven biển khu vực Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, từ sáng sớm ngày 28/9 có gió mạnh cấp 9-10, vùng gần tâm bão mạnh cấp 12-13, giật cấp 14-15, các khu vực sâu hơn trong đất liền gió mạnh cấp 8-9; giật cấp 12-13; khu vực Kon Tum, Gia Lai ngày 28/9 có gió mạnh dần lên 6, sau tăng lên cấp 7-8, có nơi cấp 9, giật cấp 11.

Theo ông Nguyễn Văn Hưởng, từ chiều 27 đến 28/9 ở khu vực Trung Trung bộ, Bắc Tây Nguyên mưa to đến rất to và dông kèm gió giật mạnh, lượng mưa phổ biến 150-300mm, có nơi trên 350mm. Từ nay đến 30-9, mưa có xu hướng mở rộng ra khu vực Bắc Trung bộ.

Khả năng xảy ra lũ được chia làm 3 kịch bản:

Kịch bản mưa lớn trên 300mm: Theo đó, các sông ở khu vực từ Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Nam ở mức BĐ1-BĐ2 và trên BĐ2. Các sông ở Bình Định, Kon Tum, Gia Lai ở mức BĐ2-BĐ3 và trên BĐ3. Các sông ở Thừa Thiên-Huế ở mức BĐ1 và trên BĐ1.

Kịch bản mưa lớn trên 400mm: Theo đó, đỉnh lũ trên các ông ở khu vực Trung Trung bộ, bắc Tây Nguyên phổ biến ở mức BĐ2-BĐ3 và trên BĐ3. Riêng sông Hương tại Huế lên mức BĐ2 và trên BĐ2. Ngập lụt diện rộng tại các tỉnh Trung Trung bộ và khu vực bắc Tây Nguyên.

Theo ông Hưởng, với kịch bản mưa lớn phổ biến trên 400mm, dự báo sẽ có khoảng trên 60 huyện và khu đô thị có nguy cơ ngập lụt như: Quảng Bình, Quảng Trị, Huế, TP Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Kon Tum, Gia Lai…/.

Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác

scdsfds
èd
sdff
fdsdf

Động đất tại Hà Nội, nhiều khu vực cảm nhận rung lắc

Sáng 25/3, Viện trưởng Viện Vật lý địa cầu Nguyễn Xuân Anh cho biết, vào hồi 8h5 tại vị trí khu vực huyện Mỹ Đức (Hà Nội) đã xảy ra một trận động đất mạnh 4 độ richter.

Bắc Giang: Triển khai các giải pháp cải thiện kết quả thực hiện Bộ chỉ số đánh giá về môi trường

UBND tỉnh Bắc Giang vừa ban hành Kế hoạch số 17/KH-UBND về việc triển khai các giải pháp cải thiện kết quả thực hiện Bộ chỉ số đánh giá kết quả bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh.

EEA: Châu Âu cần hành động nhiều hơn để tránh hậu quả do biến đổi khí hậu

Cơ quan Môi trường châu Âu (EEA) mới đây cảnh báo châu Âu có thể phải gánh chịu hậu quả "thảm khốc” do biến đổi khí hậu.

Bắc Cực trước nguy cơ không còn băng chỉ trong 10 năm tới

Bắc Cực đứng trước nguy cơ chỉ còn nước trong những tháng hè kể từ năm 2035 do khí thải từ nhiên liệu hóa thạch.

WHO: Ô nhiễm và khủng hoảng khí hậu làm gia tăng gánh nặng bệnh tật

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo các tình trạng khẩn cấp về khí hậu cùng với ô nhiễm môi trường đang diễn ra làm gia tăng gánh nặng bệnh tật, đặc biệt là ở Nam bán cầu.

Biến đổi khí hậu: Canada đang trải qua một mùa Đông thất thường

Canada đang trải qua một mùa Đông khác lạ so với các năm trước, khi nền nhiệt ở nhiều vùng trong thời gian qua ấm hơn so với bình thường và một đợt lạnh sâu đã xuất hiện.