moitruongplus Sáng ngày 26/8, bão số 3 đã suy yếu thành vùng áp thấp trên khu vực biên giới Việt Nam – Trung Quốc. Đến 1 giờ ngày 26/8/2022, Đài Khí tượng thủy văn tỉnh Quảng Ninh đã phát bản tin cuối cùng về cơn bão số 3.

Về thiệt hại, đã xuất hiện lũ trên các sông, suối khu vực miền Đông của tỉnh từ tối ngày 25/8, hiện nước đang rút dần.


Một cây xanh bật gốc ở TP Móng Cái. Ảnh: ITN

Tại TP Hạ Long đã xảy ra tình trạng ngập cục bộ tại các phường Trần Hưng Đạo, Cao Thắng, Hà Khánh, Dân Chủ…; sạt lở cục bộ 10 điểm tại phường Hùng Thắng, Hà Khẩu, Hồng Hải, Bãi Cháy, Yết Kiêu, Hà Trung… Thành phố đã di dời các hộ dân có nguy cơ ảnh hưởng sạt lở đến vị trí an toàn; gãy đổ khoảng 50 cây xanh trên một số tuyến phố. Thành phố Uông Bí sạt lở cục bộ tại phường Vàng Danh, Bắc Sơn và xã Thượng Yên Công. TP Móng Cái gãy đổ hơn 120 cây xanh trên các tuyến phố, 20 cột điện khu dân cư, ngập khoảng 14 ha lúa, màu; ngập cục bộ khu vực Hải Hòa.

Các địa phương không có thiệt hại về người. Hiện các địa phương đang tiếp tục rà soát tình hình trên địa bàn.

Từ chiều 25/8, toàn tỉnh có mưa to đến rất to, gió phổ biến đạt cấp 4-5; khu vực Móng Cái, Cô Tô gió cấp 5-6, giật cấp 8. Lượng mưa từ 19 giờ ngày 25/8 đến 6 giờ ngày 26/8 tại một số điểm trên địa bàn tỉnh từ 76,8 mm (TX Đông Triều) và cao nhất là 299,4 mm (TP Cẩm Phả).

Để ứng phó với cơn bão số 3, tỉnh đã ra các văn bản, công điện chỉ đạo; cấm biển từ 12 giờ ngày 25/8; kiểm tra công tác chống bão các địa bàn huyện Vân Đồn, Ba Chẽ. Các địa phương trong tỉnh thành lập đoàn công tác do lãnh đạo địa phương làm trưởng đoàn đi kiểm tra công tác ứng phó trên địa bàn.

Tỉnh cũng đã huy động lực lượng vũ trang với 1.510 cán bộ chiến sỹ, dân quân tự vệ và hiệp đồng lực lượng của Bộ Quốc phòng và Quân khu 3 đóng trên địa bàn; 14 xe ô tô, 6 tàu, 22 xuồng và các trang thiết bị, phương tiện khác. Tất cả đều sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ. Bộ đội Biên phòng tỉnh bắn 32 quả pháo kêu gọi, thông báo cho tàu thuyền về nơi tránh trú tại các điểm quy định.

Các đơn vị cũng đã kêu gọi tàu thuyền, đảm bảo an toàn khu nuôi trồng thủy sản. Toàn bộ 496 tàu của tỉnh đã về nơi tránh trú lúc 16 giờ ngày 25/8/2022; 6.250 chiếc tàu cá các loại đã neo đậu an toàn trong chiều 25/8/2022. 14.502 lồng bè nuôi trồng thủy sản đã chủ động gia cố và thông tin đến khoảng 1.000 lao động tại các khu nuôi trồng thủy sản để chủ động các biện pháp an toàn chiều ngày 25/8/2022.

Gần 4.000 khách du lịch đều được thông tin về bão để chủ động phương án ứng phó. Trong ngày 25/8/2022, đã đưa 500 khách du tuyến đảo về bờ an toàn, còn lại 364 khách có nhu cầu ở lại đảo, địa phương đã chỉ đạo các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn tiếp đón chu đáo.

Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác

scdsfds
èd
sdff
fdsdf

Động đất tại Hà Nội, nhiều khu vực cảm nhận rung lắc

Sáng 25/3, Viện trưởng Viện Vật lý địa cầu Nguyễn Xuân Anh cho biết, vào hồi 8h5 tại vị trí khu vực huyện Mỹ Đức (Hà Nội) đã xảy ra một trận động đất mạnh 4 độ richter.

Bắc Giang: Triển khai các giải pháp cải thiện kết quả thực hiện Bộ chỉ số đánh giá về môi trường

UBND tỉnh Bắc Giang vừa ban hành Kế hoạch số 17/KH-UBND về việc triển khai các giải pháp cải thiện kết quả thực hiện Bộ chỉ số đánh giá kết quả bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh.

EEA: Châu Âu cần hành động nhiều hơn để tránh hậu quả do biến đổi khí hậu

Cơ quan Môi trường châu Âu (EEA) mới đây cảnh báo châu Âu có thể phải gánh chịu hậu quả "thảm khốc” do biến đổi khí hậu.

Bắc Cực trước nguy cơ không còn băng chỉ trong 10 năm tới

Bắc Cực đứng trước nguy cơ chỉ còn nước trong những tháng hè kể từ năm 2035 do khí thải từ nhiên liệu hóa thạch.

WHO: Ô nhiễm và khủng hoảng khí hậu làm gia tăng gánh nặng bệnh tật

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo các tình trạng khẩn cấp về khí hậu cùng với ô nhiễm môi trường đang diễn ra làm gia tăng gánh nặng bệnh tật, đặc biệt là ở Nam bán cầu.

Biến đổi khí hậu: Canada đang trải qua một mùa Đông thất thường

Canada đang trải qua một mùa Đông khác lạ so với các năm trước, khi nền nhiệt ở nhiều vùng trong thời gian qua ấm hơn so với bình thường và một đợt lạnh sâu đã xuất hiện.