Thái Bình: Những dòng sông “hấp hối”! – Bài 2: Huyện Vũ Thư cần dừng ngay hoạt động của các trang trại lợn nếu bức tử môi trường!
Thứ hai, 23/8/2021 | 11:35:13 Sáng
moitruongplusCả một khúc sông dài hàng km, bốc mùi xú uế nồng nặc, nhưng đáng buồn thay, nhiều năm qua sự việc này không được giải quyết thấu đáo, gây bất bình trong dư luận, ảnh hưởng đến đời sống và sức khỏe người dân nơi đây. Và nguyên nhân được người dân và địa phương xác định rằng phần lớn bởi hậu quả được tác động từ việc xả thải của các trang trại lợn trên địa bàn huyện này.
Sau khi Bảo vệ Môi trường TV(www.baovemoitruong.org.vn) có bài phản ánh đầu tiên về tình trạng ô nhiễm môi trường xảy ra tại 2 xã Bách Thuận và xã Tân Lập (huyện Vũ Thư – tỉnh Thái Bình), nhóm phóng viên trở lại hai xã này để tiếp tục cho hành trình bảo vệ môi trường sống của người dân.
Bài 1: Tình trạng ô nhiễm môi trường các dòng sông ở huyện Vũ Thư.
Mùi nồng nặc, ngột ngạt của dòng sông nhỏ khi nước cạn, không được thau rửa, nước sông đen hơn, cô đặc hơn, sàu lên nhiều đám bọt hơn tại nhiều các khu vực nơi đây khiến cho con người ta có thêm cảm nhận về cuộc sống khốn khổ của người dân ở ven con sông dẫn nước ra cống Tân Lập đổ về sông Kiến Giang (còn gọi là sông Pa Ri) được khắc họa rõ nét nhất.
Anh Nguyễn Văn Truyền, địa chỉ Thôn Bổng Điền Nam, xã Tân Lập cho Biết: là một hộ dân chăn nuôi thủy sản nên thường phải lấy nước ở tận ngoài sông Pa Ri (sông Kiến Giang) về sử dụng, cũng đã phải bỏ hàng trăm triệu đồng làm đường ống dẫn nước gần 1,5km để mong có nước sạch dùng cho nuôi thủy sản, tuy nhiên mấy hôm nay nước không thể dùng để bơm vào được vào ao vì quá ô nhiễm. Quan sát mặt ao của anh Truyền chúng tôi ghi nhận mực nước trong ao đang xuống thấp so với tiêu chuẩn, nước ao nuôi cá có hiện tượng đổi màu xanh do tảo và đang rất cần bổ xung nước sạch… Cũng theo anh Truyền, sự cố này có thể de dọa đến chất lượng nuôi trồng của thủy sản của gia đình dẫn đến việc thua lỗ là hoàn toàn có thể xảy ra.
Khi biết có nhóm PV của Bảo vệ Môi trường TV quay trở lại, một số người dân chờ sẵn chúng tôi trên cống Bách Thận để bày tỏ sự bức xúc và quan ngại của mình. Anh Nguyễn Bá Điền, địa chỉ ở Hạ Xuân, xã Tân Lập, là người trông coi, bảo vệ cống Bách Thuận bức xúc: tôi làm bảo vệ, vận hành cống Bách Thuận nên hiểu được rất rõ tình trạng này; mỗi khi mưa lũ, khi mở cống Bách Thuận phân lợn từ trôi sang phía Tân Lập rất là nhiều, đa phần do các trang trại, gia trại họ xả trộm về ban đêm, với hệ thống đường cống ngầm, âm dưới lòng sông nên rất khó phát hiện.
Tình trạng ô nhiễm tại đây được xác định nguyên nhân phần lớn bởi hoạt động xả thải của các trang trại lớn trên địa bàn.
Khi chúng tôi đang ghi nhận phản ánh của người dân thì có tin báo về việc một đường ống nhỏ, nổi trên mặt luống bèo do trang trại chăn nuôi nào đó đang xả thải ra dòng sông này. Trực tiếp chứng kiến một thứ nước sền sệt, đen ngòm, bốc mùi hôi thối, chảy thẳng ra sông Đồn mọi người có mặt không khỏi xót xa và lo lắng cho môi trường sống của chính mình. Đây chỉ là một trong số hàng trăm đường ống hiện đang được chôn ngầm rồi xả thẳng ra phía dòng sông mà thôi – một người dân bức xúc lên tiếng.
Ông Nguyễn Kim Sáu, chủ tịch UBND xã Bách Thuận cho biết, xã Bách Thuận hiện nay còn hơn 300 trang trại, gia trại chăn nuôi lợn, với tồng đàn khoảng hơn 8.000 con, trong đó có 11 hộ chăn nuôi từ số lượng 200 con trở lên. Có những thời điểm giá lợn lên cao, người dân tái đàn, chỉ tính riêng 11 trang trại, gia trại trên nuôi vượt mức thiết kế chuồng trại gấp nhiều lần. Đặc biệt nhiều trang trại, gia trại chăn nuôi lợn ở xã Bách Thuận thay vì làm hầm chứa phân, bạt biogas hoặc xử lý trước khi đưa nước đạt chuẩn ra môi trường, thì họ chọn cách xả thẳng trực tiếp ra dòng dông, gây bức tử môi trường, dòng sông dần dần trở thành sông chết. Như một liên minh vô hình hội tụ trăm đường ống, nổi ít, ngầm nhiều, đan xen, chằng chịt dưới lòng sông Đồn. Xót xa!
Ông Nguyễn Kim Sáu – Chủ tịch UBND xã Bách Thuận, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình.
Theo tìm hiểu được biết, trên địa bàn xã Bách Thuận của huyện Vũ Thư hiện nay có khoảng 11 trang trại, gia trại nuôi lợn số lượng lớn, có diện tích mỗi trang trại khoảng gần 1.000m2. Nhưng hầu hết các trang trại, gia trại hiện có trên địa bàn xã Bách Thuận và xã Tân Lập đều là tự phát, không có giấy phép hoạt động, không có biện pháp bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường (như các quy định chế tài về hệ thống xả thải, đánh giá tác động môi trường hoặc không có đăng ký an toàn vệ sinh thực phẩm…).
Được biết, thời điểm ngày 24 tháng 12 năm 2020, UBND xã Bách Thuận lập đoàn kiểm tra việc xử lý chất thải chăn nuôi lợn của một số trang trại – gia trại, đồng thời tiến hành lập biên bản, ra quyết định xử phạt hành chính đối với hộ ông Nguyễn Văn Luân (thôn Liên Hồng), hộ ông Nguyễn Văn Điền (thôn Toàn Thắng) và hộ ông Nguyễn Như Tuấn (thôn Chiến Thắng)… với số số tiền xử phạt là: 1.000.000 đồng vì hành vi xả thải ra hệ thống thủy lợi của xã. Mức xử phạt trên là quá nhẹ, tuy nhiên do quyền hạn cấp xã chỉ có thể xử lý ở mức nào đó nên không đủ sức răn đe.
Theo sự xác nhận từ phía hộ chăn nuôi của ông Nguyễn Như Tuấn, thôn Chiến Thắng, xã Bách Thuận khoảng trong thời gian cuối tháng 6, đầu tháng 7 năm 2021 gia trại của ông này đã bị phòng Cảnh Sát Môi Trường, công an tỉnh Thái Bình xử phạt 25 triệu đồng. Thiết nghĩ cần phải có nhiều cuộc kiểm tra liên nghành, cũng như xử phạt nặng hơn nữa từ phía các cơ quan chức năng mới đủ sức răn đe, cảnh tỉnh các gia trại, trang trại trong việc giữ gìn bảo vệ môi trường chung.
Ngày 5 tháng 8 năm 2021, ông Nguyễn Đức Thiện – trưởng phòng Tài Nguyên Môi Trường huyện Vũ Thư đã ký công văn chỉ đạo số 58/TNMT về việc tổ chức kiểm tra giải quyết theo kiến nghị của cử tri, nội dung công văn nêu rõ: "Phòng Tài nguyên và Môi trường đề nghị UBND xã Bách Thuận và xã Tân Lập thực hiện rà soát, kiểm tra đối với các hộ chăn nuôi trên địa bàn, nhất là các hộ chăn nuôi gần khu vực cống Tân Đệ và đoạn đê từ thôn Bổng Điển Nam đến cống Tăng Bổng có hành vi xả thải chất thải ra môi trường chưa đảm bảo vệ sinh môi trường, yêu cầu các hộ gia đình khẩn trương thực hiện các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường từ hoạt động chăn nuôi và có phương án giải quyết, tham mưu xử lý vi phạm theo thẩm quyền. Nhận được công văn, đề nghị UBND xã Bách Thuận và UBND xã Tân Lập phối hợp thực hiện, có văn bản báo cáo về phòng Tài nguyên và Môi trường trước ngày 20/8/2021 để tổng hợp báo cáo UBND huyện”.
Hoạt động xả thải của các trại lợn góp phẩn đẩy dòng sông đến nguy cơ bị bức tử, môi trường sống của người dân bị đe dọa.
Đây có thể xem như là động thái đầu tiên của cơ quan nhà nước có thẩm quyền tìm cách tháo gỡ những vướng mắc trong vấn đề về môi trường, đảm bảo an toàn trog môi trường sống của người dân. Tuy nhiên, cũng có thể nhận thấy, cơ quan chức năng quản lý của địa phương này chưa thực sự sát sao trong việc chấp pháp các quy định của pháp luật đối với các hoạt động xả thải của các trang trại lợn quy mô lớn trên địa bàn. Và đây có thể là một phần nguyên nhân dẫn đến tình trạng người dân phải sống trong tình trạng ô nhiễm trong thời gian dài.
Câu hỏi đang được đặt ra cần được chính quyền địa phương và cơ quan chức năng giải đáp là các trang trại lợn này đã có đẩy đủ điều kiện để hoạt động hay không? Trong số các trang trại quy mô lớn đang thuộc thẩm quyền quản lý của huyện Vũ Thư thì có bao nhiêu trang trại không có đủ giấy phép xả nước thải sản xuất; nước thải vượt quy chuẩn môi trường cho phép; không thực hiện đầy đủ nội dung đã cam kết về bảo vệ môi trường hay chưa từng cam kết bảo vệ môi trường… ?
Các trang trại này hoạt động quy mô lớn như thế, liệu cơ quan quản lý đã có được mẫu nước thải phân tích có nhiều thông số như: Nồng độ oxy sinh học và ô xy hóa học, lưu huỳnh, phốt pho hay chưa và có vượt các quy chuẩn được cho phép hay không?
Câu hỏi này chúng tôi xin gửi đến chính quyền địa phương, UBND huyện Vũ Thư, Phòng Cảnh sát Môi trường tỉnh Thái Bình và các cơ quan có liên quan để có câu trả lời về vấn đề này.
Do ảnh hưởng bão số 3 toàn tỉnh Bắc Ninh có 163,31 ha/555,65ha rừng trồng, chiếm 29,3% diện tích rừng bị thiệt hại, trong đó 23ha bị gẫy, đổ từ 70% đến 90% số cây; diện tích còn lại gẫy đổ 30-50%.
Sáng nay 10/9, trận lũ quét kinh hoàng xảy ra tại xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai đã vùi lấp toàn bộ một thôn có 35 hộ dân, với 128 khẩu, khiến 15 người chết, nhiều người mất tích.
Tối 10/9/2024, ông Giang Tuấn Anh, Chủ tịch UBND huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang thông tin, đoạn đê sông Lô qua xã Quyết Thắng đã bị vỡ do nước sông lên cao. Hiện nay, công tác vá đê đang được gấp rút triển khai.
Trước tình hình thiên tai nghiêm trọng, sáng 9/9, Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai ban hành Quyết định số 2285/QĐ-UBND công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai để ứng phó với tình hình lũ quét, sạt lở đất và ngập úng trên địa bàn tỉnh.