moitruongplus Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia dự báo, từ nay đến tháng 1/2023, trên khu vực Biển Đông có khoảng 9-11 cơn bão/áp thấp nhiệt đới. Cảnh báo bão phức tạp, mưa lớn dồn dập trong các tháng cuối năm 2022, đặc biệt là ở khu vực Trung Bộ.

Mưa bão dồn dập trong các tháng cuối năm

Mùa bão năm nay được nhận định đến muộn hơn so với trung bình nhiều năm. Đến nay, Biển Đông ghi nhận một cơn bão có tên quốc tế CHABA, hình thành từ một vùng áp thấp trên đảo Luzon (Philippines) đi vào Biển Đông, mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới sau đó mạnh lên thành bão vào sáng 30/6. Đây là cơn bão phức tạp với cường độ thay đổi liên tục, chỉ một ngày mạnh lên 3 cấp. Bão sau đó đổ bộ vào bán đảo Lôi Châu (Trung Quốc) ngày 1/7, ảnh hưởng một phần khu vực Đông Bắc nước ta.

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia nhận định, từ nay đến tháng 1 năm 2023, dự báo trên khu vực Biển Đông có khoảng 9-11 cơn bão/áp thấp nhiệt đới, trong đó có khoảng từ 4-6 cơn khả năng ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền nước ta, ở mức cao hơn so với trung bình nhiều năm cùng thời kỳ. Dự báo gần nhất cho thấy, từ nay đến khoảng 10/8, trên Biển Đông có thể đón 1-2 cơn bão/áp thấp nhiệt đới.

Dự báo, tháng 10/2022, tổng lượng mưa ở Bắc Trung Bộ phổ biến cao hơn từ 10-25% so với trung bình nhiều năm. Khu vực Trung và Nam Trung Bộ phổ biến cao hơn từ 30-60%, có nơi trên 70%.


Ảnh minh họa

Tháng 11/2022, tại Bắc Trung Bộ tổng lượng mưa phổ biến xấp xỉ trung bình nhiều năm với xác suất khoảng 60-70%, riêng khu vực Trung Trung Bộ và Nam Trung Bộ, tổng lượng mưa phổ biến cao hơn từ 20-40%, có nơi trên 50%.

Tây Nguyên trong hai tháng 10 và 11, tổng lượng mưa cũng dự báo cao hơn từ 30-60% so với trung bình nhiều năm, riêng trong tháng 10 có nơi có thể cao hơn tới 70%.

Mưa bão diễn biến khó lường, thiên tai khốc liệt

Ông Nguyễn Văn Tiền, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục phòng chống thiên tai cho biết, theo số liệu thống kê trong 30 năm gần đây, tình hình thiên tai vùng Nam Bộ diễn biến rất phức tạp và có xu thế gia tăng cả về phạm vi và mức độ nguy hiểm, trong đó điển hình là bão số 5 (Linda) năm 1997, bão số 9 (Durial) năm 2006 đổ bộ vào khu vực Bình Thuận - Bà Rịa Vũng Tàu.

Gần đây nhất (11/7), do ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam gây sóng lớn đã làm sạt 3 đoạn đê biển Tây thuộc huyện Trần Văn Thời ảnh hưởng tuyến đê biển Tây thuộc huyện U Minh, với tổng chiều dài 75m.

Ông Mai Văn Khiêm, Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho biết, trong những năm qua, dưới tác động của biến đổi khí hậu, thiên tai ngày càng diễn biến phức tạp, bất thường. Hạn hán, mưa lớn, lũ, ngập lụt, sạt lở đất, giông lốc, bão, mưa đá ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất và đời sống sinh hoạt của người dân…

Riêng tỉnh Nam Bộ thường xuyên chịu tác động của 16/21 loại hình thiên tai. Trong đó đặc biệt là bão, áp thấp nhiệt đới, lũ, ngập lụt, hạn hán, xâm nhập mặn, sạt lở, sụt lún đất, dông, lốc, sét.

Ông Mai Văn Khiêm cho biết năm nay tại khu vực miền Nam có hiện tượng La Nina gây sóng cao, gió mạnh trong tuần qua. Ông Khiêm nhìn nhận trong lịch sử hiếm có hiện tượng này; năm nay xuất hiện là sự bất thường. Do đó chúng ta cần có sự chuẩn bị kỹ càng về lực lượng để sẵn sàng ứng phó với mưa lũ dồn dập vào cuối năm.

Cũng theo ông Mai Văn Khiêm, điểm đặc biệt của năm nay là không khí lạnh đến sớm, hoạt động bão nhiều hơn, kết hợp với nhau thì ảnh hưởng nặng hơn tạo hình thế gây mưa.

"Trạng thái La Nina liên tục từ 2020 đến nay, những pha lạnh như vậy khiến xác suất mưa liên tục cao, đặc biệt Trung Bộ và Nam Trung Bộ. Năm nay dự báo Tây Bắc Thái Bình Dương có bão mạnh, khả năng dồn vào cuối năm nên sẽ tác động đến nước ta. Mưa liên tục phối hợp không khí lạnh đến sớm, tạo hội tụ gây mưa rất lớn và dồn dập ở miền Trung vào tháng 11.

Cần đặc biệt chú ý đến tình hình mưa lũ ở miền Trung vào khoảng thời gian từ tháng 10 – 11/2022. Thời điểm này, theo số liệu dự báo, khu vực ven biển Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ có xu hướng gia tăng lượng mưa khiến chúng tôi rất lo ngại về nguy cơ xảy ra mưa, lũ dồn dập như năm 2020. Ngoài ra, cần đề phòng các hiện tượng thời tiết nguy hiểm như dông, lốc, mưa đá trên phạm vi toàn quốc", ông Mai Văn Khiêm thông tin.

Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác

scdsfds
èd
sdff
fdsdf

Động đất tại Hà Nội, nhiều khu vực cảm nhận rung lắc

Sáng 25/3, Viện trưởng Viện Vật lý địa cầu Nguyễn Xuân Anh cho biết, vào hồi 8h5 tại vị trí khu vực huyện Mỹ Đức (Hà Nội) đã xảy ra một trận động đất mạnh 4 độ richter.

Bắc Giang: Triển khai các giải pháp cải thiện kết quả thực hiện Bộ chỉ số đánh giá về môi trường

UBND tỉnh Bắc Giang vừa ban hành Kế hoạch số 17/KH-UBND về việc triển khai các giải pháp cải thiện kết quả thực hiện Bộ chỉ số đánh giá kết quả bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh.

EEA: Châu Âu cần hành động nhiều hơn để tránh hậu quả do biến đổi khí hậu

Cơ quan Môi trường châu Âu (EEA) mới đây cảnh báo châu Âu có thể phải gánh chịu hậu quả "thảm khốc” do biến đổi khí hậu.

Bắc Cực trước nguy cơ không còn băng chỉ trong 10 năm tới

Bắc Cực đứng trước nguy cơ chỉ còn nước trong những tháng hè kể từ năm 2035 do khí thải từ nhiên liệu hóa thạch.

WHO: Ô nhiễm và khủng hoảng khí hậu làm gia tăng gánh nặng bệnh tật

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo các tình trạng khẩn cấp về khí hậu cùng với ô nhiễm môi trường đang diễn ra làm gia tăng gánh nặng bệnh tật, đặc biệt là ở Nam bán cầu.

Biến đổi khí hậu: Canada đang trải qua một mùa Đông thất thường

Canada đang trải qua một mùa Đông khác lạ so với các năm trước, khi nền nhiệt ở nhiều vùng trong thời gian qua ấm hơn so với bình thường và một đợt lạnh sâu đã xuất hiện.