moitruongplus Cuối tuần qua, các nước Tây Ban Nha, Pháp và các quốc gia Tây Âu khác đã hứng chịu đợt nắng nóng gay gắt, dẫn đến một số đám cháy rừng.

Mức nhiệt hơn 40 độ C được ghi nhận ở các khu vực của Tây Ban Nha suốt tuần qua. Cơ quan phản ứng khẩn cấp phải ứng phó với một số vụ cháy rừng ở miền bắc nước này hôm 19/6. Vụ cháy đáng báo động nhất xảy ra ở dãy núi Sierra de Culebra đã phá hủy hơn 25.000 ha rừng, theo chính quyền khu vực.

Lực lượng cứu hỏa cho biết nhiệt độ dịu hơn vào đêm đã giúp việc chữa cháy thuận lợi hơn. Người dân của khoảng 20 ngôi làng phải sơ tán đã được phép trở về nhà.

Cháy rừng cũng xảy ra ở Đức, nơi nhiệt độ lên tới 38 độ C ở các bang phía đông Brandenburg, Thuringia và Sachsen. Tại thành phố Cottbus, bang Brandenburg, nhiệt độ là 38,7 độ C, mức cao nhất trong tháng 6 ở Đức.

Chính quyền địa phương cho biết một đám cháy ở Brandenburg, ngoại ô thủ đô Berlin, đã khiến 700 người phải sơ tán, vì ngọn lửa đe dọa 3/4 thị trấn Treuenbrietzen.

Tại bang Vorarlberg, phía tây nước Áo, nhiệt độ đạt kỷ lục 36,5 độ C ở thị trấn Feldkirch, giáp biên giới với Thụy Sĩ. Viện khí tượng ZAMG của nước này cho biết tháng 6 này đã chứng kiến số ngày vượt 30 độ C gấp đôi bình thường.


Người dân bơi trên sông Limmat tại Letten, Zurich, Thụy Sĩ, ngày 18-6 - Ảnh: AP

Phần lớn Thụy Sĩ cũng hứng chịu nắng nóng. Cơ quan khí tượng nước này cho biết ngày 19/6 chứng kiến thêm nhiều kỷ lục nhiệt độ bị phá vỡ. Khi Geneva ngột ngạt dưới cái nóng 35 độ C, một số thị trấn khác cũng ghi nhận mức nhiệt cao, như ở Neuchatel và Fahy, nền nhiệt vượt mức kỷ lục 34 độ C.

Đài khí tượng quốc gia Meteo France của Pháp cho biết Biarritz, khu nghỉ mát ven biển nổi tiếng ở phía tây nam, ghi nhận nhiệt độ cao nhất mọi thời đại vào chiều 18/6, với 42,9 độ C. Nhiều nơi trong khu vực cũng vượt ngưỡng 40 độ C.

Do giới chức cấm tắm ở sông Seine, những người dân Paris ngột ngạt đã tìm đến các đài phun nước của thành phố để làm dịu oi bức. "Đây là đợt nắng nóng sớm nhất từng được ghi nhận ở Pháp kể từ năm 1947", Matthieu Sorel, nhà khí hậu học tại Meteo France, cho biết.

Một số thị trấn ở miền bắc Italy đã áp giới hạn nguồn cung nước cho các hộ gia đình, trong khi hiệp hội nông nghiệp Coldiretti cho biết bò sữa ở nước này tiết ra ít sữa hơn 10% do nắng nóng.

Nhiệt độ tăng cao trùng với dự đoán của các nhà khoa học rằng những hiện tượng như vậy sẽ xảy ra sớm hơn trong năm do hiện tượng nóng lên toàn cầu đáng lo ngại.

Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác

dsad
scdsfds
èd
sdff

New Zealand: Sông băng bị thu hẹp, đứng trước nguy cơ biến mất

Viện Nghiên cứu Khí quyển và Nước quốc gia New Zealand (NIWA) ngày 25/3 công bố báo cáo cho thấy các sông băng ở nước này đang "tiếp tục co lại" và đứng trước nguy cơ tan biến do mất băng kéo dài.

Động đất tại Hà Nội, nhiều khu vực cảm nhận rung lắc

Sáng 25/3, Viện trưởng Viện Vật lý địa cầu Nguyễn Xuân Anh cho biết, vào hồi 8h5 tại vị trí khu vực huyện Mỹ Đức (Hà Nội) đã xảy ra một trận động đất mạnh 4 độ richter.

Bắc Giang: Triển khai các giải pháp cải thiện kết quả thực hiện Bộ chỉ số đánh giá về môi trường

UBND tỉnh Bắc Giang vừa ban hành Kế hoạch số 17/KH-UBND về việc triển khai các giải pháp cải thiện kết quả thực hiện Bộ chỉ số đánh giá kết quả bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh.

EEA: Châu Âu cần hành động nhiều hơn để tránh hậu quả do biến đổi khí hậu

Cơ quan Môi trường châu Âu (EEA) mới đây cảnh báo châu Âu có thể phải gánh chịu hậu quả "thảm khốc” do biến đổi khí hậu.

Bắc Cực trước nguy cơ không còn băng chỉ trong 10 năm tới

Bắc Cực đứng trước nguy cơ chỉ còn nước trong những tháng hè kể từ năm 2035 do khí thải từ nhiên liệu hóa thạch.

WHO: Ô nhiễm và khủng hoảng khí hậu làm gia tăng gánh nặng bệnh tật

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo các tình trạng khẩn cấp về khí hậu cùng với ô nhiễm môi trường đang diễn ra làm gia tăng gánh nặng bệnh tật, đặc biệt là ở Nam bán cầu.