moitruongplus Pháp, Tây Ban Nha và một số nước châu Âu khác đang đối mặt với ngày cuối tuần nắng nóng của tháng 6 được dự báo có nhiệt độ tăng ở mức kỷ lục.


Nắng nóng, nhiệt độ tăng cao làm dấy lên lo ngại về nguy cơ cháy rừng. (Nguồn: DW)

Ngày 17/6, nhiệt độ tại nhiều địa phương của Pháp đã vượt 40 độ C. Nhiệt độ ngày 18/6 được dự báo nóng nhất trong tháng này. Theo cảnh báo trước đó của giới khoa học, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, chu kỳ nắng nóng tại Tây Âu sẽ diễn ra sớm hơn so với bình thường.

Theo cơ quan dự báo thời tiết (Meteo) Pháp, trong ngày 17/6, nhiệt độ tăng kỷ lục trong tháng 6 đã được ghi nhận tại 11 khu vực nước này và dự báo trong ngày 18/6, nhiều địa phương thậm chí có nhiệt độ lên tới 42 độ C.

Đến ngày 19/6, sự xuất hiện của các cơn dông sẽ làm dịu đi nắng nóng tại Pháp và toàn châu Âu. Nhà khí hậu học thuộc Meteo Matthieu Sorel cho biết, đây là đợt nắng nóng sớm nhất mà Pháp ghi nhận được từ năm 1947.

Trong bối cảnh đó, Hội chữ thập đỏ Pháp đã tiến hành phân phối nước sạch đến những người vô gia cư ở Toulouse - nơi nhiệt độ được dự báo sẽ vượt 38 độ C trong ngày 18/6.

Trong khi đó, Bộ Y tế nước này đã kích hoạt đường dây nóng về nắng nóng và đưa ra cảnh báo đỏ về tình trạng nắng nóng gay gắt, đồng thời khuyến cáo trẻ em nên ở trong nhà.

Tại Tây Ban Nha, cháy rừng trong ngày 17/6 đã thiêu rụi gần 9.000 ha đất tại khu vực Sierra de la Culebra, khiến hơn 200 người rời bỏ nhà cửa lánh nạn. Hơn 3.000 cư dân sống gần công viên Puy du Fou tại miền Trung nước này cũng phải sơ tán do lo ngại đám cháy rừng gần đó.

Lực lượng cứu hỏa đang nỗ lực dập tắt các đám cháy rừng, trong đó có vùng rừng ở Catalonia và thời tiết khắc nghiệt tại đây cản trở nỗ lực ứng cứu. Nhiệt độ ở Tây Ban Nha trong ngày 17/6 cũng đã tăng lên 35 độ C.

Một số thị trấn ở miền Bắc Italy đã thực hiện cắt nước luân phiên. Riêng vùng Lombardy có thể ban bố tình trạng khẩn cấp khi hạn hán kỷ lục đe dọa mùa thu hoạch.

Ngày 17/6, Anh cũng ghi nhận ngày nắng nóng nhất trong năm với nhiệt độ lên tới 30 độ C vào đầu giờ chiều. Đây là ngày thứ 3 liên tiếp kỷ lục nhiệt độ Anh bị phá vỡ, sau kỷ lục nhiệt độ của 2 ngày trước đó lần lượt là 28 và 29,5 độ C./.

Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác

dsad
scdsfds
èd
sdff

New Zealand: Sông băng bị thu hẹp, đứng trước nguy cơ biến mất

Viện Nghiên cứu Khí quyển và Nước quốc gia New Zealand (NIWA) ngày 25/3 công bố báo cáo cho thấy các sông băng ở nước này đang "tiếp tục co lại" và đứng trước nguy cơ tan biến do mất băng kéo dài.

Động đất tại Hà Nội, nhiều khu vực cảm nhận rung lắc

Sáng 25/3, Viện trưởng Viện Vật lý địa cầu Nguyễn Xuân Anh cho biết, vào hồi 8h5 tại vị trí khu vực huyện Mỹ Đức (Hà Nội) đã xảy ra một trận động đất mạnh 4 độ richter.

Bắc Giang: Triển khai các giải pháp cải thiện kết quả thực hiện Bộ chỉ số đánh giá về môi trường

UBND tỉnh Bắc Giang vừa ban hành Kế hoạch số 17/KH-UBND về việc triển khai các giải pháp cải thiện kết quả thực hiện Bộ chỉ số đánh giá kết quả bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh.

EEA: Châu Âu cần hành động nhiều hơn để tránh hậu quả do biến đổi khí hậu

Cơ quan Môi trường châu Âu (EEA) mới đây cảnh báo châu Âu có thể phải gánh chịu hậu quả "thảm khốc” do biến đổi khí hậu.

Bắc Cực trước nguy cơ không còn băng chỉ trong 10 năm tới

Bắc Cực đứng trước nguy cơ chỉ còn nước trong những tháng hè kể từ năm 2035 do khí thải từ nhiên liệu hóa thạch.

WHO: Ô nhiễm và khủng hoảng khí hậu làm gia tăng gánh nặng bệnh tật

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo các tình trạng khẩn cấp về khí hậu cùng với ô nhiễm môi trường đang diễn ra làm gia tăng gánh nặng bệnh tật, đặc biệt là ở Nam bán cầu.