moitruongplus Tháng 5/2022, các nhà khoa học cho biết lượng khí carbon dioxide (CO2) trong bầu khí quyển đã phá kỷ lục, nhiều hơn bất kỳ thời điểm nào trong ít nhất 4 triệu năm.

Mức CO2 đã cao hơn 50% so với mức trung bình ở thời kỳ tiền công nghiệp, trước khi con người bắt đầu đốt dầu mỏ, khí đốt và than đá trên diện rộng vào cuối thế kỷ 19. Nồng độ CO2 lên tới gần 421 phần triệu vào tháng 5 vừa qua, mức cao nhất trong năm 2022. Năm 2021, tổng lượng phát thải đạt 36,3 tỷ tấn, đây là mức cao nhất trong lịch sử.


Ảnh minh hoạ

Khi lượng CO2 tăng lên có nghĩa là Trái đất sẽ tiếp tục ấm lên, đi kèm những tác động ngày càng nghiệm trọng của các hiện tượng thời tiết cực đoan như lũ lụt, nắng nóng khắc nghiệt, hạn hán và cháy rừng, gây ảnh hưởng tới cuộc sống của hàng triệu người trên toàn thế giới.

Nhiệt độ trung bình toàn cầu hiện cao hơn khoảng 1,1 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp. Mức CO2 ngày càng tăng cho thấy các quốc gia hầu như không đạt được nhiều tiến bộ đối với mục tiêu đặt ra ở Paris vào năm 2015 là hạn chế tình trạng nóng lên ở mức 1,5 độ C. Theo các nhà khoa cảnh báo nếu vượt quá ngưỡng này thì biến đổi khí hậu sẽ càng gây ra thêm nhiều ảnh hưởng thảm khốc.

Để đạt được mục tiêu 1,5 độ C của Thỏa thuận Paris, lượng khí thải phải đạt mức "bằng không” vào năm 2050, tức là các quốc gia phải cắt giảm mạnh, lượng khí thải còn lại phải ngang bằng với mức độ hấp thụ khí carbon dioxide của đại dương và thảm thực vật. Nếu thế giới tiệm cận mục tiêu đó, tốc độ gia tăng mức CO2 sẽ chậm lại.

Các nhà khoa học cho biết, nếu loại bỏ được hoàn toàn lượng khí thải, dù diễn tiến chậm nhưng nồng độ CO2 trong không khí sẽ liên tục suy giảm trong hàng trăm năm. Tới một thời điểm nào đó, không khí sẽ đạt được trạng thái cân bằng. Thế nhưng, nồng độ carbon dioxide trong cả khí quyển và đại dương sẽ cao hơn mức thời tiền công nghiệp, tình trạng như vậy sẽ duy trì trong hàng nghìn năm. Qua một chu kỳ dài như vậy, mực nước biển sẽ tăng lên đáng kể do băng ở hai cực tan chảy, đồng thời những thay đổi khác có thể xảy ra, chẳng hạn như vùng đất lạnh lẽo nơi Bắc Cực có thể sẽ biến thành rừng.

Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác

dsad
scdsfds
èd
sdff

New Zealand: Sông băng bị thu hẹp, đứng trước nguy cơ biến mất

Viện Nghiên cứu Khí quyển và Nước quốc gia New Zealand (NIWA) ngày 25/3 công bố báo cáo cho thấy các sông băng ở nước này đang "tiếp tục co lại" và đứng trước nguy cơ tan biến do mất băng kéo dài.

Động đất tại Hà Nội, nhiều khu vực cảm nhận rung lắc

Sáng 25/3, Viện trưởng Viện Vật lý địa cầu Nguyễn Xuân Anh cho biết, vào hồi 8h5 tại vị trí khu vực huyện Mỹ Đức (Hà Nội) đã xảy ra một trận động đất mạnh 4 độ richter.

Bắc Giang: Triển khai các giải pháp cải thiện kết quả thực hiện Bộ chỉ số đánh giá về môi trường

UBND tỉnh Bắc Giang vừa ban hành Kế hoạch số 17/KH-UBND về việc triển khai các giải pháp cải thiện kết quả thực hiện Bộ chỉ số đánh giá kết quả bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh.

EEA: Châu Âu cần hành động nhiều hơn để tránh hậu quả do biến đổi khí hậu

Cơ quan Môi trường châu Âu (EEA) mới đây cảnh báo châu Âu có thể phải gánh chịu hậu quả "thảm khốc” do biến đổi khí hậu.

Bắc Cực trước nguy cơ không còn băng chỉ trong 10 năm tới

Bắc Cực đứng trước nguy cơ chỉ còn nước trong những tháng hè kể từ năm 2035 do khí thải từ nhiên liệu hóa thạch.

WHO: Ô nhiễm và khủng hoảng khí hậu làm gia tăng gánh nặng bệnh tật

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo các tình trạng khẩn cấp về khí hậu cùng với ô nhiễm môi trường đang diễn ra làm gia tăng gánh nặng bệnh tật, đặc biệt là ở Nam bán cầu.