moitruongplus Nằm trong top đầu những quốc gia thải nhiều rác nhựa ra đại dương, vừa qua đề án Việt Nam chủ động chuẩn bị và tham gia xây dựng Thỏa thuận toàn cầu về ô nhiễm nhựa đại dương được TTCP phê duyệt


Hàng trăm ngàn tấn rác thải nhựa thải ra biển mỗi năm tại Việt Nam

Rác thải nhựa là nguồn thải phát sinh gián tiếp từ đất liền nhưng lại là một trong những nguyên nhân chính đe dọa đến môi trường đại dương, gây hại cho nhiều sinh vật biển, ảnh hưởng tới sinh kế cũng như tiềm năng phát triển kinh tế biển.

Theo thống kê, mỗi năm có khoảng 3,7 triệu tấn chất thải nhựa phát sinh tại Việt Nam mỗi năm, tuy nhiên chỉ thu gom, tái chế được 10 – 15%. Ước tính, năm 2019 có khoảng 730.000 tấn rác thải nhựa tại Việt Nam kết thúc vòng đời tại đại dương.

Trong bối cảnh Covid-19 làm tăng vọt nhu cầu trang bị bảo hộ y tế cá nhân như khẩu trang, kính chắn giọt bắn, rác thải nhựa y tế cũng phát sinh với số lượng lớn, gây ra những hệ lụy nghiêm trọng cho hệ sinh thái và sức khỏe con người.

Trước những hệ lụy khó lường mà khủng hoảng rác thải nhựa gây ra cho môi trường cũng như con người và nền kinh tế, Thủ tướng Chính phủ vừa qua đã ký ban hành đề án Việt Nam chủ động chuẩn bị và tham gia xây dựng Thỏa thuận toàn cầu về ô nhiễm nhựa đại dương.

Đề án được xây dựng với mục tiêu đảm bảo đầy đủ nguồn lực, thông tin phục vụ cho những hành động chủ động và tích cực tham gia vào việc xây dựng Thỏa thuận toàn cầu về ô nhiễm nhựa đại dương. Các hành động này dựa trên tinh thần đảm bảo quyền và lợi ích cũng như nâng cao năng lực quốc gia.

Đề án đưa ra 6 nhiệm vụ cụ thể, bao gồm xây dựng năng lực chuẩn bị đàm phán; thu thập thông tin, thiết lập cơ sở dữ liệu; bố trí nguồn lực công tác chuẩn bị đàm phán; thiết lập cơ chế điều phối; huy động nguồn lực trong và ngoài nước.

Việt Nam cũng hướng đến tăng cường vai trò, trách nhiệm của quốc gia, đăng cai tổ chức các diễn đàn, hội nghị, hội thảo quốc tế về rác thải nhựa đại dương.

Bộ Tài nguyên và môi trường là đơn vị chủ trì tổ chức thực hiện đề án, phối hợp với Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao để hoàn thiện công tác chuẩn bị đàm phán xây dựng thỏa thuận.

Cuối năm 2020, Việt Nam đã khởi động Chương trình đối tác hành động quốc gia về nhựa và Dự án giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam, tái khẳng định cam kết cắt giảm 75% rác thải nhựa đại dương vào năm 2030 đã được đưa ra tại Kế hoạch hành động quóc gia về quản lý rác thải nhựa đại dương.

Tháng 5 vừa qua, Việt Nam cùng các quốc gia ASEAN chính thức thông qua kế hoạch hành động chống rác thải nhựa đại dương, dưới sự hỗ trợ tài chính và hướng dẫn kỹ thuật của WB, được triển khai trong vòng 5 năm.

Đánh giá về những nỗ lực và thành tựu trong công cuộc chống rác thải nhựa nhưng vẫn duy trì tăng trưởng và củng cố nội tại quốc gia, theo đại diện Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF), Việt Nam "đang đi đầu trong các lĩnh vực then chốt”.

Theo Phạm Sơn/The Leader

Các tin khác

dsad
scdsfds
èd
sdff

New Zealand: Sông băng bị thu hẹp, đứng trước nguy cơ biến mất

Viện Nghiên cứu Khí quyển và Nước quốc gia New Zealand (NIWA) ngày 25/3 công bố báo cáo cho thấy các sông băng ở nước này đang "tiếp tục co lại" và đứng trước nguy cơ tan biến do mất băng kéo dài.

Động đất tại Hà Nội, nhiều khu vực cảm nhận rung lắc

Sáng 25/3, Viện trưởng Viện Vật lý địa cầu Nguyễn Xuân Anh cho biết, vào hồi 8h5 tại vị trí khu vực huyện Mỹ Đức (Hà Nội) đã xảy ra một trận động đất mạnh 4 độ richter.

Bắc Giang: Triển khai các giải pháp cải thiện kết quả thực hiện Bộ chỉ số đánh giá về môi trường

UBND tỉnh Bắc Giang vừa ban hành Kế hoạch số 17/KH-UBND về việc triển khai các giải pháp cải thiện kết quả thực hiện Bộ chỉ số đánh giá kết quả bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh.

EEA: Châu Âu cần hành động nhiều hơn để tránh hậu quả do biến đổi khí hậu

Cơ quan Môi trường châu Âu (EEA) mới đây cảnh báo châu Âu có thể phải gánh chịu hậu quả "thảm khốc” do biến đổi khí hậu.

Bắc Cực trước nguy cơ không còn băng chỉ trong 10 năm tới

Bắc Cực đứng trước nguy cơ chỉ còn nước trong những tháng hè kể từ năm 2035 do khí thải từ nhiên liệu hóa thạch.

WHO: Ô nhiễm và khủng hoảng khí hậu làm gia tăng gánh nặng bệnh tật

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo các tình trạng khẩn cấp về khí hậu cùng với ô nhiễm môi trường đang diễn ra làm gia tăng gánh nặng bệnh tật, đặc biệt là ở Nam bán cầu.