moitruongplus Ảnh vệ tinh hôm 14/5 của Chương trình núi lửa học toàn cầu Smithsonian cho thấy một cột khói làm nước biển đục màu bốc lên từ núi lửa Rejo te Kavachi, nằm cách đảo Vangunu khoảng 24 km về phía nam.


Ảnh vệ tinh cho thấy cột khói bốc lên từ núi lửa Rejo te Kavachi. Ảnh: NASA

Rejo te Kavachi là một trong những núi lửa ngầm hoạt động mạnh nhất ở Thái Bình Dương Từ cuối thập niên 1970, có ít nhất 11 vụ phun trào lớn, trong đó vụ phun trào vào năm 1976 và 1991 mạnh đến mức tạo ra hòn đảo mới. Tuy nhiên, các hòn đảo này không đủ lớn để tồn tại trước xói mòn và cuối cùng bị nhấn chìm.

Đỉnh của ngọn núi lửa hiện nay ước tính nằm ở độ sâu 20m dưới mực nước biển. Chân của nó nằm ở đáy biển tại độ sâu 1,2km. Những vụ phun trào thường xuyên dưới biển đôi khi vươn tới bề mặt, tạo ra nhiều cột khói, tro và mảnh vỡ đá núi lửa.

Núi lửa Rejo te Kavachi còn được gọi là Núi lửa cá mập vì tại đây có hai loài cá mập, gồm cá nhám búa và cá mập silky sống ở miệng hố chìm dưới nước. Ngọn núi lửa này đã tiến vào giai đoạn chuẩn bị phun trào từ tháng 10/2021 và dữ liệu vệ tinh mới hé lộ hoạt động của nó trong vài ngày vào tháng 4 và tháng 5/2022.

Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác

scdsfds
èd
sdff
fdsdf

Động đất tại Hà Nội, nhiều khu vực cảm nhận rung lắc

Sáng 25/3, Viện trưởng Viện Vật lý địa cầu Nguyễn Xuân Anh cho biết, vào hồi 8h5 tại vị trí khu vực huyện Mỹ Đức (Hà Nội) đã xảy ra một trận động đất mạnh 4 độ richter.

Bắc Giang: Triển khai các giải pháp cải thiện kết quả thực hiện Bộ chỉ số đánh giá về môi trường

UBND tỉnh Bắc Giang vừa ban hành Kế hoạch số 17/KH-UBND về việc triển khai các giải pháp cải thiện kết quả thực hiện Bộ chỉ số đánh giá kết quả bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh.

EEA: Châu Âu cần hành động nhiều hơn để tránh hậu quả do biến đổi khí hậu

Cơ quan Môi trường châu Âu (EEA) mới đây cảnh báo châu Âu có thể phải gánh chịu hậu quả "thảm khốc” do biến đổi khí hậu.

Bắc Cực trước nguy cơ không còn băng chỉ trong 10 năm tới

Bắc Cực đứng trước nguy cơ chỉ còn nước trong những tháng hè kể từ năm 2035 do khí thải từ nhiên liệu hóa thạch.

WHO: Ô nhiễm và khủng hoảng khí hậu làm gia tăng gánh nặng bệnh tật

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo các tình trạng khẩn cấp về khí hậu cùng với ô nhiễm môi trường đang diễn ra làm gia tăng gánh nặng bệnh tật, đặc biệt là ở Nam bán cầu.

Biến đổi khí hậu: Canada đang trải qua một mùa Đông thất thường

Canada đang trải qua một mùa Đông khác lạ so với các năm trước, khi nền nhiệt ở nhiều vùng trong thời gian qua ấm hơn so với bình thường và một đợt lạnh sâu đã xuất hiện.