moitruongplus Một công trình có tổng mức đầu tư gần trăm tỷ mới bàn giao đã xuống cấp nghiêm trọng, dư luận nơi đây đang đặt hoài nghi về dấu hiệu rút ruột công trình.

Sau một thời gian ngắn đưa vào sử dụng tuyến đê ngăn sự xâm ngập mặn Đồng Rui tại xã Đồng Rui, huyện Tiên Yên (do Liên danh nhà thầu Công ty cổ phần đầu tư - xây dựng Hải Nam và Công ty đầu tư Thịnh Phát thi công, nhiều đoạn đã bị xuống cấp nghiêm trọng).

Được biết, trước đây, đê được đắp bằng đất, mỗi lần mưa bão mặt đường đê lầy lội, đất cát nhanh bị xói mòn, ảnh hưởng lớn tới cuộc sống cũng như công việc của bà con trong xã.

Năm 2010, đê Đồng Rui đã được tỉnh Quảng Ninh hỗ trợ đầu tư hơn 25 tỷ đồng để tu bổ nâng cấp tổng chiều dài 15,25km trên tổng toàn tuyến là 20,75km.

Sau 4 năm hoàn thành, đưa vào sử dụng, nhiều đoạn trên tuyến đê đã xuất hiện sụt lún, sạt lở nghiêm trọng. Trước nguy cơ vỡ đê, năm 2014, tỉnh Quảng Ninh tiếp tục đầu tư trên 25 tỷ đồng để tu bổ con đê này.

Công trình gần trăm tỷ vừa mới bàn giao đã xuống cấp nghiêm trọng.

Tuy nhiên, 3 năm sau, tuyến đê đã có hiện tượng tràn vỡ, xói lở nghiêm trọng. Nước biển theo đó mà xâm lấn nguồn nước ngọt tự nhiên, nhiễm mặn ruộng đồng.

Qua nhiều lần cử tri, nhân dân kiến nghị, ngày 31/10/2017, tỉnh Quảng Ninh ra quyết định số 4297/QĐ-UBND phê duyệt Dự án cải tạo nâng cấp các vị trí xung yếu hơn 15km đê Đồng Rui với tổng số vốn đầu tư 97,7 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách.

Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng các công trình NN&PTNT tỉnh Quảng Ninh làm chủ đầu tư. Dự án được khởi công tháng 12/2018, thời gian thực hiện từ 2018 - 2020.

Để sửa chữa nâng cấp, Ban Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng các công trình NN&PTNT tỉnh Quảng Ninh đã căn cứ Quyết định 186/QĐ-BQLDANN ngày 26/12/2018 về việc phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu, thi công cải tạo, nâng cấp các vị trí xung yếu đê Đồng Rui.

Ngày 26/12/2018, Giám đốc Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng Các công trình NN&PTNT tỉnh Quảng Ninh đã ký quyết định 580/TB-BQLLDNN về việc báo cáo kết quả lựa chọn nhà thầu gói thầu 05, thi công cải tạo, nâng cấp các vị trí xung yếu đê Đồng Rui đó là Liên danh Công ty CP Xây dựng Hải Nam và Công ty CP Đầu tư xây dựng Thịnh Phát.




Mặc dù nhà thầu đã sửa chữa nhưng vẫn chỉ mang tính đối phó.

Với giá trúng thầu là 83.598.273.000 đồng, trong lúc giá dự toán là 83.699.242.000 đồng giảm 100.000.000 đồng.

Theo hồ sơ thiết kế thì đê Đồng Rui được gia cố mặt đê bằng bê tông M250 dày 18cm, phía dưới lót nilon tái sinh và cấp phối đá đá dăm 2 dày 16cm, chiều rộng gia cố 2,5m; mép ngoài mặt đê phía biển được bố trí gờ chắn bánh xe bằng bê tông M200, tiết diện (bxh)=( 0,2x0,4)m.

Đầu năm 2020, công trình cải tạo nâng cấp đê Đồng Rui được hoàn thành. Con đường đê được đi vào sử dụng giúp người dân xã đảo an tâm trước mưa bão, xâm ngập mặn.

Tuy nhiên theo phản ánh của người dân khu vực thôn Thượng, xã Đồng Rui, huyện Tiên Yên thì hiện nay tuyến đê Đồng Rui dù mới được đưa vào sử dụng chưa lâu nhưng có nhiều đoạn đã bị nứt toác, bong tróc, xuống cấp trầm trọng.

Việc xuống cấp của tuyến đê gần 100 tỷ đồng khiến cho bà con nơi đây vô cùng bức xúc và lo ngại về chất lượng và độ bền công trình.


Theo lãnh đạo UBND xã Đồng Rui cho biết, công trình vừa bàn giao cho xã được vài tháng đã nứt toác, bong tróc.

Sáng ngày 13/8, theo ghi nhân của Phóng viên báo Pháp luật Việt Nam, tại nhiều đoạn đê thuộc địa phận thôn Thượng, xã Đồng Rui có rất nhiều điểm nứt toác, bong tróc và chắp vá một cách sơ sài, chỗ thì được vít mạch nứt bằng nhựa đen, đặc biệt có chỗ được đơn vị thi công đổ chồng bê tông lên 5-7cm.

Trao đổi với PV báo Pháp luật Việt Nam, ông Trần Trung Kiên- Bí thư chi bộ, Trưởng thôn Thượng, xã Đồng Rui cho hay: Dự án nâng cấp vị trí xung yếu đê Đồng Rui lần 2, trong đó có thôn Thượng thi công từ 2018 đến giữa năm 2020 đã hoàn thành và bàn giao cho xã để đưa vào sử dụng, thế nhưng qua thực tế thì mới thi công chưa được 1 năm mà đã xuống cấp.

Ngay khi thấy hiện tượng trên, lãnh đạo thôn cũng báo cáo lên lãnh đạo xã để yêu cầu đơn vị thi công sửa chữa và khắc phục lại. Ông cho biết hiện tại tuyến đê ở thôn Thượng có rất nhiều đoạn bị nứt nẻ xuống cấp.


Để làm rõ nội dung này, PV báo Pháp luật Việt Nam đã có buổi làm việc với ông Ngô Thành Trinh - Phó Chủ tịch xã Đồng Rui.

Tại buổi làm việc, ông Trinh cho biết tuyến đê này được thi công từ 2018, đổ bê tông vào năm 2020, nhưng trước khi bàn giao cho xã đưa vào sử dụng trong tuần tháng 2/2021 thì tại tuyến đê đã có hiện tượng nhiều vết nứt kéo dài nhiều đoạn, trong phạm vi khoảng gần 1 km.

Khi phát hiện ra các vết nứt trên, chính quyền xã đã có buổi làm việc với Liên danh nhà thầu Công ty cổ phần đầu tư - xây dựng Hải Nam và Công ty đầu tư Thịnh Phát đơn vị thi công và yêu cầu khắc phục.

Sau khi làm việc với chính quyền địa phương xong thì đơn vị thi công đã cho khắc phục nhưng theo hình thức chắp vá không đảm bảo về chất lượng và yêu cầu của chính quyền đề ra.

Báo Pháp luật Việt Nam đề nghị Tỉnh uỷ, UBND tỉnh Quảng Ninh giao vụ việc này cho Công an Kinh tế vào cuộc điều tra làm rõ nguyên nhân công trình gần trăm tỷ mới bàn giao đã xuống cấp nghiêm trọng, nếu phát hiện sai phạm cần xử lý nghiêm theo quy định pháp luật.

Báo PLVN sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc này.

Theo Báo PLVN

Các tin khác

scdsfds
èd
sdff
fdsdf

Động đất tại Hà Nội, nhiều khu vực cảm nhận rung lắc

Sáng 25/3, Viện trưởng Viện Vật lý địa cầu Nguyễn Xuân Anh cho biết, vào hồi 8h5 tại vị trí khu vực huyện Mỹ Đức (Hà Nội) đã xảy ra một trận động đất mạnh 4 độ richter.

Bắc Giang: Triển khai các giải pháp cải thiện kết quả thực hiện Bộ chỉ số đánh giá về môi trường

UBND tỉnh Bắc Giang vừa ban hành Kế hoạch số 17/KH-UBND về việc triển khai các giải pháp cải thiện kết quả thực hiện Bộ chỉ số đánh giá kết quả bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh.

EEA: Châu Âu cần hành động nhiều hơn để tránh hậu quả do biến đổi khí hậu

Cơ quan Môi trường châu Âu (EEA) mới đây cảnh báo châu Âu có thể phải gánh chịu hậu quả "thảm khốc” do biến đổi khí hậu.

Bắc Cực trước nguy cơ không còn băng chỉ trong 10 năm tới

Bắc Cực đứng trước nguy cơ chỉ còn nước trong những tháng hè kể từ năm 2035 do khí thải từ nhiên liệu hóa thạch.

WHO: Ô nhiễm và khủng hoảng khí hậu làm gia tăng gánh nặng bệnh tật

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo các tình trạng khẩn cấp về khí hậu cùng với ô nhiễm môi trường đang diễn ra làm gia tăng gánh nặng bệnh tật, đặc biệt là ở Nam bán cầu.

Biến đổi khí hậu: Canada đang trải qua một mùa Đông thất thường

Canada đang trải qua một mùa Đông khác lạ so với các năm trước, khi nền nhiệt ở nhiều vùng trong thời gian qua ấm hơn so với bình thường và một đợt lạnh sâu đã xuất hiện.