moitruongplus Nhằm đảm bảo an toàn nguồn nước, tỉnh Ninh Bình vừa chỉ đạo các đơn vị liên quan tiến hành kiểm tra, xử lý nghiêm đối với các phương tiện tàu thủy xả dầu thải trực tiếp ra sông Đáy.

Nhiều tàu xả dầu ra sông

Thời gian gần đây, việc các tàu lớn neo đậu trên khu vực sông Đáy giáp ranh giữa 2 tỉnh Ninh Bình - Nam Định thuộc địa bàn xã Khánh Phú, huyện Yên Khánh thường xuyên xả thải đã đe dọa đến nguồn đầu vào của Nhà máy nước sạch Thành Nam đóng trên địa bàn. Nhà máy này hiện cấp nước sinh hoạt cho 12.000 hộ dân thuộc nhiều xã, phường của TP.Ninh Bình và huyện Yên Khánh.

Tại khu vực lấy nước nguồn đầu vào của Nhà máy nước sạch Thành Nam, khu công nghiệp Khánh Phú, huyện Yên Khánh, hệ thống hút nước được xây dựng theo tiêu chuẩn ngay khu vực mép sông Đáy đang tranh thủ không có dầu thải được hoạt động hết công suất.

Dầu thải xả ra sông sẽ làm ô nhiễm nguồn nước. (Ảnh N.T)

Để đảm bảo an ninh nguồn nước sạch, UBND tỉnh Ninh Bình vừa giao Công an tỉnh này chủ trì, phối hợp với Sở GTVT, Sở TN&MT, UBND huyện Yên Khánh và các đơn vị có liên quan tổ chức kiểm tra, giám sát thường xuyên việc lưu thông trên sông Đáy thuộc khu vực (xã Khánh Phú, huyện Yên Khánh) đặc biệt là việc nhiều tàu thủy xả dầu nhớt thải trực tiếp xuống sông Đáy gây ô nhiễm nguồn nước sạch.

Kiên quyết xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật đối với các trường hợp vi phạm pháp luật về môi trường, các chủ phương tiện tàu thủy neo đậu không đúng nơi quy định và xả dầu thải không đúng quy định, làm ảnh hưởng tới môi trường, đời sống của nhân dân địa phương.

Văn bản chỉ đạo của UBND tỉnh Ninh Bình nhằm xử lý tình trạng các tàu thủy cỡ lớn thường tập trung neo đậu trên sông Đáy (khu vực gần nhà máy nước Thành Nam) thuộc KCN Khánh Phú, Ninh Bình và xả dầu thải trực tiếp ra sông, làm ảnh hưởng đến nguồn nước sinh hoạt của bơn 12.000 hộ dân trên địa bàn.

Việc xử lý dầu thải phức tạp

Một chuyên gia về môi trường nhận định, dầu nhớt không phải là một chất mà là một hỗn hợp bao gồm hàng trăm chất khác nhau bao gồm các chất vòng thơm, các chất mạch thẳng ngắn hoặc dài... Các chất nhẹ hơn nước thì nổi phía trên tạo thành lớp màn trên bề mặt, các chất nặng hơn nước thì chìm xuống dưới tích tụ trong trầm tích dưới đáy, có thể ảnh hưởng đến cá và sinh vật ăn đáy.

Vì thế, việc xử lý ô nhiễm dầu là một việc làm không dễ dàng, tốn nhiều thời gian và tiền bạc. Ngoài ra, dầu đã qua sử dụng trong máy móc, xe cộ còn có thể chứa các kim loại nặng như kẽm, chì và cadmium, các hợp chất khác nhau trong dầu nhớt ảnh hưởng đến cơ thể theo những cách khác nhau. Điển hình các hợp chất nhỏ như benzen, toluene và xylene, có thể ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương của con người. Nếu tiếp xúc trong một thời gian dài, tổn thương vĩnh viễn cho hệ thống thần kinh trung ương có thể xảy ra. Nếu phơi nhiễm đủ cao có thể dẫn đến chết người.

Ô nhiễm dầu nhớt trong nước là một loại ô nhiễm rất nguy hiểm và phức tạp. Nếu việc ô nhiễm này đã xảy ra ở nguồn nước dùng để cung cấp nước sạch cho người dân sử dụng thì cần phải nhìn nhận vấn đề thật nghiêm túc, và xử lý thật cẩn thận nếu không thì hậu quả xấu đến sức khỏe của người dân sẽ là khôn lường.

Theo Kinh tế môi trường

Các tin khác

dsad
scdsfds
èd
sdff

New Zealand: Sông băng bị thu hẹp, đứng trước nguy cơ biến mất

Viện Nghiên cứu Khí quyển và Nước quốc gia New Zealand (NIWA) ngày 25/3 công bố báo cáo cho thấy các sông băng ở nước này đang "tiếp tục co lại" và đứng trước nguy cơ tan biến do mất băng kéo dài.

Động đất tại Hà Nội, nhiều khu vực cảm nhận rung lắc

Sáng 25/3, Viện trưởng Viện Vật lý địa cầu Nguyễn Xuân Anh cho biết, vào hồi 8h5 tại vị trí khu vực huyện Mỹ Đức (Hà Nội) đã xảy ra một trận động đất mạnh 4 độ richter.

Bắc Giang: Triển khai các giải pháp cải thiện kết quả thực hiện Bộ chỉ số đánh giá về môi trường

UBND tỉnh Bắc Giang vừa ban hành Kế hoạch số 17/KH-UBND về việc triển khai các giải pháp cải thiện kết quả thực hiện Bộ chỉ số đánh giá kết quả bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh.

EEA: Châu Âu cần hành động nhiều hơn để tránh hậu quả do biến đổi khí hậu

Cơ quan Môi trường châu Âu (EEA) mới đây cảnh báo châu Âu có thể phải gánh chịu hậu quả "thảm khốc” do biến đổi khí hậu.

Bắc Cực trước nguy cơ không còn băng chỉ trong 10 năm tới

Bắc Cực đứng trước nguy cơ chỉ còn nước trong những tháng hè kể từ năm 2035 do khí thải từ nhiên liệu hóa thạch.

WHO: Ô nhiễm và khủng hoảng khí hậu làm gia tăng gánh nặng bệnh tật

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo các tình trạng khẩn cấp về khí hậu cùng với ô nhiễm môi trường đang diễn ra làm gia tăng gánh nặng bệnh tật, đặc biệt là ở Nam bán cầu.