moitruongplus Báo cáo đã cung cấp những thông tin chi tiết, toàn diện nhất về những giải pháp hạn chế sự nóng lên ở mức 1,5°C kể từ năm 2014 đến nay.

Ủy ban Liên Chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) vừa công bố một báo cáo có tiêu đề "Giảm thiểu biến đổi khí hậu”. 


Ảnh minh họa

Báo cáo cho thấy, các hoạt động như hiện nay sẽ hướng tới một thế giới có mức tăng nhiệt 3°C. Đóng góp do quốc gia tự xác định (NDC) hiện tại dẫn tới khả năng mức tăng nhiệt của trái đất sẽ vượt quá 1,5°C, lên đến khoảng 2,8°C vào năm 2100.

Cơ hội để hạn chế sự nóng lên ở mức 1,5°C vào năm 2100 vẫn còn, nhưng "đang nhanh chóng khép lại”. Muốn vậy, thế giới phải giảm lượng khí thải CO2 tới 48% vào năm 2030 và đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Đồng thời, lượng khí thải mêtan cần giảm 1/3 vào năm 2030 và giảm 1/5 vào năm 2050.

Kể từ khi có những cảnh báo rõ ràng được đưa ra trong báo cáo IPCC 1.5 vào năm 2018, lượng khí thải đã tiếp tục tăng trong mọi lĩnh vực. Lượng phát thải khí nhà kính do con người gây ra đạt 59Gt CO2 tương đương vào năm 2019, mức cao nhất kể từ năm 1990. Lượng phát thải đã tăng trên tất cả các lĩnh vực nhưng chủ yếu diễn ra trong lĩnh vực nhiên liệu hóa thạch và công nghiệp. Khoảng 34% lượng phát thải của con người đến từ lĩnh vực cung cấp năng lượng, 24% từ công nghiệp, 22% từ nông nghiệp, lâm nghiệp và sử dụng đất, 15% từ giao thông và 6% từ các tòa nhà. Phát thải từ quá trình đốt cháy nhiên liệu hóa thạch và các quá trình công nghiệp đã giảm tạm thời trong thời gian đại dịch, nhưng đã phục hồi lên mức cao kỷ lục vào cuối năm 2020.

Các nước phát thải cao chủ yếu là quốc gia giàu có trên thế giới. Các quốc gia phát thải ít nhất tiếp tục là những quốc gia dễ bị ảnh hưởng nhất bởi các tác động của biến đổi khí hậu. Bắc Mỹ, châu Âu, Australia, Nhật Bản và New Zealand chiếm 22% dân số thế giới vào năm 2019, nhưng đã đóng góp 43% lượng khí thải CO2 tích lũy trong lịch sử từ năm 1850-2019. Châu Phi và Nam Á có 61% dân số toàn cầu vào năm 2019, nhưng chỉ đóng góp 11%. Vào năm 2019, các quốc gia kém phát triển nhất (LDCs) được ước tính chỉ phát thải 3,3% lượng phát thải khí nhà kính toàn cầu và các quốc gia đang phát triển ở đảo nhỏ (SIDS) chỉ phát thải 0,6%.

Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác

scdsfds
èd
sdff
fdsdf

Động đất tại Hà Nội, nhiều khu vực cảm nhận rung lắc

Sáng 25/3, Viện trưởng Viện Vật lý địa cầu Nguyễn Xuân Anh cho biết, vào hồi 8h5 tại vị trí khu vực huyện Mỹ Đức (Hà Nội) đã xảy ra một trận động đất mạnh 4 độ richter.

Bắc Giang: Triển khai các giải pháp cải thiện kết quả thực hiện Bộ chỉ số đánh giá về môi trường

UBND tỉnh Bắc Giang vừa ban hành Kế hoạch số 17/KH-UBND về việc triển khai các giải pháp cải thiện kết quả thực hiện Bộ chỉ số đánh giá kết quả bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh.

EEA: Châu Âu cần hành động nhiều hơn để tránh hậu quả do biến đổi khí hậu

Cơ quan Môi trường châu Âu (EEA) mới đây cảnh báo châu Âu có thể phải gánh chịu hậu quả "thảm khốc” do biến đổi khí hậu.

Bắc Cực trước nguy cơ không còn băng chỉ trong 10 năm tới

Bắc Cực đứng trước nguy cơ chỉ còn nước trong những tháng hè kể từ năm 2035 do khí thải từ nhiên liệu hóa thạch.

WHO: Ô nhiễm và khủng hoảng khí hậu làm gia tăng gánh nặng bệnh tật

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo các tình trạng khẩn cấp về khí hậu cùng với ô nhiễm môi trường đang diễn ra làm gia tăng gánh nặng bệnh tật, đặc biệt là ở Nam bán cầu.

Biến đổi khí hậu: Canada đang trải qua một mùa Đông thất thường

Canada đang trải qua một mùa Đông khác lạ so với các năm trước, khi nền nhiệt ở nhiều vùng trong thời gian qua ấm hơn so với bình thường và một đợt lạnh sâu đã xuất hiện.