moitruongplus Theo kết luận của cơ quan chức năng tỉnh Thái Bình thì việc liên doanh sản xuất giữa Công ty Tây Bắc và Công ty Mailisa Group là trái luật, nhưng vẫn được cấp phép hoạt động đã gây hoang mang dư luận
Cái "bắt tay” phạm luật…
Được biết, ngày 25/12/2013, Công ty Cổ phần khoáng sản Tây Bắc (Công ty Tây Bắc) được UBND tỉnh Thái Bình cấp giấy chứng nhận đầu tư dự án xưởng sản xuất Artemisinin từ lá thanh hao hoa vàng tại khu công nghiệp Phúc Khánh, thành phố Thái Bình. Trong giấy chứng nhận đầu tư ghi rõ mục tiêu dự án: Chế biến Artemisinin từ lá thanh hao hoa vàng; toàn bộ sản phẩm của dự án để xuất khẩu. Quy mô của dự án 2.500 kg Artemisinin thương phẩm/năm. Về tiến độ thực hiện như sau: Dự án hoàn thành xây dựng, lắp đặt thiết bị sản xuất mới, tuyển dụng lao động và chính thức sản xuất trong 9 tháng kể từ ngày cấp giấy chứng nhận đầu tư.
Hiện trạng Công ty Tây Bắc và Công ty Mailisa Group ở khu công nghiệp Phúc Khánh, TP Thái Bình ngày 6/8/2021
Trên thực tế, do hoạt động không hiệu quả nên ngày 30/3/2020, Công ty Tây Bắc có tờ trình gửi Ban Quản lý khu kinh tế và các khu công nghiệp tỉnh đề nghị được liên doanh, liên kết với Công ty TNHH Dược phẩm Mailisa Group (Công ty Mailisa Group) để sản xuất, chế biến tinh dầu.
Đến ngày 3/4/2020, Ban Quản lý khu kinh tế và các khu công nghiệp tỉnh có công văn phúc đáp, nêu rõ: "Việc sản xuất, chế biến tinh dầu không có trong mục tiêu đầu tư dự án tại khu công nghiệp Phúc Khánh đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư”. Ban này đề nghị Công ty Tây Bắc thực hiện mục tiêu dự án theo nội dung giấy chứng nhận đầu tư. Trường hợp thay đổi nội dung, mục tiêu của dự án đã đăng ký, đề nghị Công ty Tây Bắc thực hiện thủ tục điều chỉnh dự án theo quy định của Luật Đầu tư và "chỉ được phép hoạt động sản xuất khi bảo đảm đầy đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật”.
Mặc dù đã có hướng dẫn, chỉ đạo rõ như vậy nhưng Công ty Tây Bắc vẫn tự ý liên doanh, liên kết với Công ty Mailisa Group bằng Hợp đồng số 01/2020/HĐHT ký ngày 1/6/2020 và triển khai hoạt động sản xuất.
Cấp phép tuỳ tiện?
Để làm rõ việc Công ty Tây Bắc cố tình vi phạm quy định của pháp luật và coi thường sự chỉ đạo, hướng dẫn của cơ quan chức năng; Mới đây các cơ quan chức năng của tỉnh Thái Bỉnh đã hoàn tất quá trình thanh tra, kiểm tra hoạt động tại Công ty Tây Bắc và Công ty Mailisa Group. Đến nay đã ban hành kết luận kiểm tra, qua đó chỉ ra hàng loạt sai phạm về đầu tư, sản xuất, đất đai, xây dựng và bảo vệ môi trường...
Đối với các Sở, ngành của tỉnh Thái Bình như: Sở Xây dựng, Sở Kế hoạch và Đầu tư căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền đã ban hành các quyết định xử lý những hành vi vi phạm đối với 2 doanh nghiệp này.
Riêng đối với Sở Y tế tỉnh Thái Bình, thì việc ông Nguyễn Quang Huy – Phó Giám đốc Sở này đã ký giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm số 01/20/SXMP-TB ngày 22/4/2020 cho Công ty Mailisa Group đang bị đặt nghi vấn là vi phạm quy định về trình tự, thủ tục và thẩm định cơ sở sản xuất của Công ty Mailisa Group. Đây được cho là nguyên nhân chính dẫn đến hàng loạt bê bối trong thời gian qua của 02 doanh nghiệp trên.
Giấy chứng nhận đủ điều sản xuất mỹ phẩm số 01/20/SXMP-TB do ông Nguyễn Quang Huy – Phó Giám đốc Sở Y tế Thái Bình ký, cấp cho Công ty Mailisa Group ngày 22/4/2020 đang bị đặt dấu hỏi lớn về tính pháp lý?
Qua tìm hiểu của PV Môi trường và Đô thị Việt Nam, về quy định, thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm được quy định tại Nghị định 93/2016/NĐ-CP ngày 1/7/2016 của Chính phủ.
Theo đó, một doanh nghiệp trước khi được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm sẽ phải trải qua nhiều khâu kiểm tra, nhiều thủ tục về hồ sơ pháp lý, cơ sở sản xuất… của đơn vị có thẩm quyền cấp phép là Sở Y tế.
Để được Sở Y tế Thái Bình cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm, thì Công ty Mailisa Group phải đáp ứng một trong những điều kiện bắt buộc quy định tại Nghị định 93/2016/NĐ-CP nêu trên, đó chính là sơ đồ mặt bằng và thiết kế của cơ sở sản xuất. Và như đã nêu ở trên, thì toàn bộ mặt bằng và cơ sở sản xuất của Công ty Mailisa Group sử dụng để làm hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận là không đúng mục đích sử dụng đất đã được nhà nước cho Công ty Tây Bắc thuê, và theo quy định tại giấy chứng nhận đầu tư của UBND tỉnh Thái Bình cấp cho đơn vị này.
Vậy có thể khẳng định, sơ đồ mặt bằng và thiết kế cơ sở sản xuất mà Công ty Mailisa Group sử dụng làm hồ sơ trình và được Sở Y tế Thái Bình duyệt để cấp giấy chứng nhận trên là không đủ căn cứ pháp lý.
Ngoài ra, Sở Y tế Thái Bình còn có dấu hiệu vi phạm Nghị định số: 82/2018/NĐ-CP ngày 22/5/2018 của Chính Phủ, quy định về quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế.
Cụ thể, tại Mục 4 Điều 63 Nghị định số: 82/2018/NĐ-CP nêu trên quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế như sau: Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế là cơ quan đầu mối quản lý hoạt động đầu tư trong các khu công nghiệp, khu kinh tế trên địa bàn. Các bộ, ngành, cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương khi triển khai các nhiệm vụ chuyên môn tại các khu công nghiệp, khu kinh tế có trách nhiệm phối hợp và lấy ý kiến tham gia của Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế, đảm bảo cho hoạt động quản lý nhà nước khu công nghiệp, khu kinh tế thống nhất, tránh chồng chéo và tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp hoạt động theo quy định của pháp luật.
Đối chiếu quy định trên, dư luận đặt nghi vấn rằng trước khi thực hiện việc cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm cho Công ty Mailisa Group, Sở Y tế Thái Bình đã không thực hiện trách nhiệm phối hợp và lấy ý kiến tham gia của Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế ?!
Việc làm có dấu hiệu "qua mặt” Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế của Sở Y tế Thái Bình được cho là nguyên nhân chính đẩy doanh nghiệp vào thế "phạm luật”, gây hoang mang và làm ảnh hưởng đến nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh của các cấp, các ngành của tỉnh Thái Bình thời gian qua.
Cũng cần phải khẳng định rằng, việc 2 doanh nghiệp trên vi phạm pháp luật thì đã được xử lý bằng quy định pháp luật. Thế nhưng, dư luận có quyền đặt câu hỏi: trong trường hợp cơ quan chức năng của tỉnh Thái Bình, mà ở đây là Sở Y tế tỉnh này nếu vi phạm quy định về thủ tục cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm cho Công ty Mailisa Group thì sẽ được xử lý như thế nào, và liệu có sự tồn tại nhóm lợi ích trong sự việc trên? Chúng tôi xin kính gửi những băn khoăn, những câu hỏi này đến lãnh đạo UBND tỉnh Thái Bình để tìm lời giải.
Môi trường và Đô thị Việt Nam sẽ tiếp tục thông tin sự việc!
Theo MTĐT
Do ảnh hưởng bão số 3 toàn tỉnh Bắc Ninh có 163,31 ha/555,65ha rừng trồng, chiếm 29,3% diện tích rừng bị thiệt hại, trong đó 23ha bị gẫy, đổ từ 70% đến 90% số cây; diện tích còn lại gẫy đổ 30-50%.
Sáng nay 10/9, trận lũ quét kinh hoàng xảy ra tại xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai đã vùi lấp toàn bộ một thôn có 35 hộ dân, với 128 khẩu, khiến 15 người chết, nhiều người mất tích.
Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn TP Hà Nội ban hành lệnh báo động lũ cấp 2 trên sông Hồng với mực nước là 10,5 m.
Tối 10/9/2024, ông Giang Tuấn Anh, Chủ tịch UBND huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang thông tin, đoạn đê sông Lô qua xã Quyết Thắng đã bị vỡ do nước sông lên cao. Hiện nay, công tác vá đê đang được gấp rút triển khai.
Sáng 10-9, Ban Chỉ huy PCTT và TKCN thành phố Hà Nội ban hành lệnh số 53/L-BCH, báo động I trên sông Hồng.
Trước tình hình thiên tai nghiêm trọng, sáng 9/9, Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai ban hành Quyết định số 2285/QĐ-UBND công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai để ứng phó với tình hình lũ quét, sạt lở đất và ngập úng trên địa bàn tỉnh.