moitruongplus Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thừa Thiên Huế vừa phát đi thông tin cảnh báo, từ đầu tháng 4, trên địa bàn tỉnh xảy ra đợt mưa lớn diện rộng, lượng mưa toàn đợt có thể lên đến 300 mm, khả năng xuất hiện một đợt lũ trái mùa.
Theo đó, do ảnh hưởng của không khí lạnh mạnh kết hợp nhiễu động gió Đông trên cao nên từ ngày 1 - 3/4 trên đất liền tỉnh Thừa Thiên - Huế có mưa vừa, mưa to trên diện rộng, có nơi mưa rất to và dông; mưa với cường độ lớn nhất tập trung từ đêm 1 - 2/4. Tổng lượng mưa cả đợt phổ biến 100 - 250mm, có nơi trên 300mm. Khu vực vùng biển có gió mạnh, biển động.
Lượng mưa cảnh báo chi tiết cho các địa phương trong tỉnh như sau: huyện Phong Điền, Quảng Điền phổ biến 100 - 220mm, có nơi trên 250mm; huyện Phú Vang phổ biến 100 - 200mm, có nơi trên 220mm; thị xã Hương Trà, thị xã Hương Thủy và thành phố Huế phổ biến 100 - 250mm, có nơi trên 250mm; huyện A Lưới phổ biến 100 - 220mm, có nơi trên 250mm; huyện Nam Đông phổ biến 150 - 300mm, có nơi trên 350mm; huyện Phú Lộc phổ biến 150 - 300mm, có nơi trên 400mm.
Cảnh báo mưa lớn trên diện rộng và xuất hiện một đợt lũ tại Thừa Thiên Huế.
Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thừa Thiên Huế nhận định, cùng với lũ lụt, nhiều địa phương vùng xung yếu, miền núi, khu vực ngập lụt vùng trũng thấp, ven sông, đô thị có thể xảy ra lũ quét, sạt lở đất. Nếu xuất hiện lũ thì đây sẽ là một đợt lũ lụt trái mùa đến sớm nhất lần đầu tiên trong lịch sử tại địa phương này.
Trước tình hình thời tiết dự báo diễn biến xấu, Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thừa Thiên Huế đề nghị các địa phương, sở, ngành trong tỉnh theo dõi chặt chẽ thông tin, thông báo cho thuyền trưởng, chủ các phương tiện, tàu thuyền đang hoạt động trên biển biết để chủ động phòng tránh và có kế hoạch sản xuất phù hợp, đảm bảo an toàn về người và tài sản. Các đơn vị liên quan có phương án vận hành hợp lý các công trình thủy lợi, cống qua đê bảo vệ diện tích sản xuất vụ Đông Xuân 2021 - 2022.
Ngoài ra, yêu cầu chủ đầu tư chỉ đạo các nhà thầu đang thi công công trình giao thông, xây dựng, thủy lợi, thủy điện có phương án bảo vệ an toàn tuyệt đối cho cán bộ nhân viên, người lao động; chủ động khơi thông dòng chảy; đảm bảo an toàn phương tiện, thiết bị, vật tư thi công; bố trí biển báo, hướng dẫn cho người và phương tiện tham gia giao thông đi lại qua khu vực hiện trường thi công dở dang.
Đồng thời, đề nghị các chủ công trình hồ chứa nước thủy lợi, thủy điện tổ chức trực ban theo dõi, thực hiện nghiêm quy trình vận hành đã được phê duyệt đảm bảo an toàn công trình và an toàn vùng hạ du.
Do ảnh hưởng bão số 3 toàn tỉnh Bắc Ninh có 163,31 ha/555,65ha rừng trồng, chiếm 29,3% diện tích rừng bị thiệt hại, trong đó 23ha bị gẫy, đổ từ 70% đến 90% số cây; diện tích còn lại gẫy đổ 30-50%.
Sáng nay 10/9, trận lũ quét kinh hoàng xảy ra tại xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai đã vùi lấp toàn bộ một thôn có 35 hộ dân, với 128 khẩu, khiến 15 người chết, nhiều người mất tích.
Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn TP Hà Nội ban hành lệnh báo động lũ cấp 2 trên sông Hồng với mực nước là 10,5 m.
Tối 10/9/2024, ông Giang Tuấn Anh, Chủ tịch UBND huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang thông tin, đoạn đê sông Lô qua xã Quyết Thắng đã bị vỡ do nước sông lên cao. Hiện nay, công tác vá đê đang được gấp rút triển khai.
Sáng 10-9, Ban Chỉ huy PCTT và TKCN thành phố Hà Nội ban hành lệnh số 53/L-BCH, báo động I trên sông Hồng.
Trước tình hình thiên tai nghiêm trọng, sáng 9/9, Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai ban hành Quyết định số 2285/QĐ-UBND công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai để ứng phó với tình hình lũ quét, sạt lở đất và ngập úng trên địa bàn tỉnh.