moitruongplus Nhiều tỉnh trên cả nước có bệnh nhân nhiễm Covid-19 và khu cách ly tập trung. Việc đảm bảo xử lý chất thải y tế phát sinh được các địa phương này chủ động thực hiện.

Xử lý rác thải y tế Covid-19, nhìn từ Vĩnh Phúc

Vĩnh Phúc là địa phương đầu tiên phát hiện bệnh nhân nhiễm Covid-19. Năm 2020 đến 2021, tỉnh này cũng có nhiều bệnh nhân phải tập trung cách ly y tế và điều trị bệnh. Tuy nhiên, vấn đề thu gom xử lý rác thải y tế tại tỉnh này đạt được nhiều kết quả tốt để các địa phương khác có thể học tập.

Ông Nguyễn Kim Tuấn - Phó Giám đốc phụ trách Sở TN&MT tỉnh Vĩnh Phúc cho biết, ngay từ đợt dịch đầu tiên vào cuối tháng 4/2021, thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh, Sở TN&MT đã thực hiện biện pháp để đảm bảo thông suốt hoạt động, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp đến giao dịch thực hiện cách dịch vụ công tại các đơn vị trực thuộc Sở.

Kiểm tra công tác thu gom vận chuyển và xử lý chất thải y tế ở Vĩnh Phúc.

Đặc biệt, ngành TN&MT được UBND tỉnh Vĩnh Phúc giao nhiệm vụ tổ chức công tác thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải đảm bảo an toàn và bảo vệ môi trường trên địa bàn. Theo ông Nguyễn Kim Tuấn, thực hiện nhiệm vụ này, Sở TN&MT đã có nhiều văn bản tham mưu chỉ đạo, đôn đốc, hướng dẫn tổ chức triển khai thực hiện công tác quản lý chất thải và vệ sinh môi trường trong phòng chống dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh.

Theo đó, tại các cơ sở cách ly tập trung, Sở TN&MT đã chỉ đạo, phối hợp với đơn vị có chức năng tổ chức thu gom, vận chuyển toàn bộ lượng rác thải sinh hoạt phát sinh tại các cơ sở cách ly tập trung như Trường Quân sự tỉnh, Trung đoàn 834 về xử lý tại lò đốt rác thải ở Trung đoàn 834 - Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh.

Đối với rác thải sinh hoạt trên địa bàn, Vĩnh Phúc luôn đảm bảo thực hiện tốt việc thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải phục vụ nhiệm vụ chống dịch theo hướng dẫn của Ban Chỉ đạo guốc gia phòng chống dịch Covid-19 và chỉ đạo của UBND tỉnh về tăng cường quản lý chất thải trong phòng chống dịch Covid-19.

Để đảm bảo chất lượng công tác này, Sở TN&MT đã thường xuyên, kiểm tra, giám sát và hướng dẫn trực tiếp kịp thời hoạt động vệ sinh môi trường, thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải tại các cơ sở y tế, cơ cở cách ly tập trung, các địa điểm phong tỏa phòng chống dịch Covid-19, các cơ sở cách ly y tế tự nguyện...; đồng thời, hướng dẫn các địa phương thực hiện các biện pháp thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải và vệ sinh môi trường kịp thời. Qua công tác kiểm tra thực tế đã chỉ đạo, hướng dẫn trực tiếp, bổ sung các thùng đựng rác, phun bổ sung hóa chất tiêu độc khử trùng rác thải và phun thuốc diệt ruồi tại các khu vực lò đốt rác thải

Bên cạnh đó, để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thu gom, vận chuyển xử lý rác thải hoạt động thông suốt, Sở TN&MT cũng đề xuất UBND tỉnh tháo gỡ các khó khăn vướng mắc cho các địa phương, các cơ sở y tế, cách ly tập trung và các đơn vị dịch vụ vệ sinh môi trường đối với hoạt động quản lý chất thải trong phòng, chống dịch Covid-19 đã đáp ứng được các yêu cầu nhiệm vụ được giao, chất thải phát sinh được thu gom, vận chuyển và xử lý theo đúng hướng dẫn của Ban chỉ đạo Quốc gia, Bộ Y tế và Bộ TN&MT.

Các địa phương cần chủ động hơn nữa

Tính từ ngày 27/4 đến nay đã ghi nhận số người nhiễm ở 62 tỉnh thành, vì thế Bộ TN&MT mới đây có Công văn đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khẩn trương thực hiện một số biện pháp cấp bách trong công tác bảo vệ môi trường, nhất là xử lý chất thải y tế phát sinh do dịch bệnh Covid-19.

Theo Bộ TN&MT, nhằm tăng cường xử lý chất thải phát sinh do dịch bệnh Covid-19, các địa phương cần tập trung thực hiện 5 nhiệm vụ cấp bách.


Bệnh viện GTVT Vĩnh Phúc thường xuyên phun khử khuẩn khuôn viên, khu vực thu gom xử lý rác thải, giảm nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh và Covid-19. Ảnh: Chu Kiều

Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường (Bộ TN&MT) Nguyễn Thượng Hiền thông tin, ngay khi dịch COVID-19 xảy ra, Bộ TN&MT đã phối hợp với Bộ Y tế ban hành các hướng dẫn kỹ thuật liên quan đến phòng, chống dịch bệnh và quản lý rác thải y tế lây nhiễm tại các cơ sở y tế.

Bộ cũng ban hành các văn bản chỉ đạo, đề nghị, đôn đốc các địa phương tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, hướng dẫn thu gom, vận chuyển, lưu giữ, xử lý rác thải rắn sinh hoạt, đặc biệt rác thải y tế lây nhiễm từ các cơ sở y tế, cơ sở cách ly tập trung.

Bộ TN&MT cũng đề nghị các địa phương tăng cường kiểm tra, giám sát việc vận hành các công trình bảo vệ môi trường đối với các cơ sở y tế, cơ sở xử lý chất thải y tế, cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt; khử khuẩn nước thải sau xử lý tại các cơ sở y tế, các cơ sở cách ly tập trung, cơ sở xử lý chất thải y tế lây nhiễm đảm bảo không làm phát tán mầm bệnh ra môi trường.

Bộ đề nghị các địa phương chỉ đạo các cơ sở y tế và khu vực cách ly tập trung bố trí các điểm thu gom, lưu giữ khẩu trang y tế theo đúng quy định; hướng dẫn người dân đến các cơ sở y tế thăm, khám trước khi ra về phải thải bỏ vào các thiết bị lưu chứa chất thải y tế và xử lý theo đúng quy định để ngăn ngừa nguy cơ phát tán mầm bệnh.

Tính đến thời điểm này, hầu hết các địa phương  như Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Bình Dương… đã ban hành kế hoạch nhằm thực hiện chỉ đạo của Bộ TN&MT và bước đầu thực hiện đạt kết quả tốt.

Theo Kinh tế Môi trường

Các tin khác

scdsfds
èd
sdff
fdsdf

Động đất tại Hà Nội, nhiều khu vực cảm nhận rung lắc

Sáng 25/3, Viện trưởng Viện Vật lý địa cầu Nguyễn Xuân Anh cho biết, vào hồi 8h5 tại vị trí khu vực huyện Mỹ Đức (Hà Nội) đã xảy ra một trận động đất mạnh 4 độ richter.

Bắc Giang: Triển khai các giải pháp cải thiện kết quả thực hiện Bộ chỉ số đánh giá về môi trường

UBND tỉnh Bắc Giang vừa ban hành Kế hoạch số 17/KH-UBND về việc triển khai các giải pháp cải thiện kết quả thực hiện Bộ chỉ số đánh giá kết quả bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh.

EEA: Châu Âu cần hành động nhiều hơn để tránh hậu quả do biến đổi khí hậu

Cơ quan Môi trường châu Âu (EEA) mới đây cảnh báo châu Âu có thể phải gánh chịu hậu quả "thảm khốc” do biến đổi khí hậu.

Bắc Cực trước nguy cơ không còn băng chỉ trong 10 năm tới

Bắc Cực đứng trước nguy cơ chỉ còn nước trong những tháng hè kể từ năm 2035 do khí thải từ nhiên liệu hóa thạch.

WHO: Ô nhiễm và khủng hoảng khí hậu làm gia tăng gánh nặng bệnh tật

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo các tình trạng khẩn cấp về khí hậu cùng với ô nhiễm môi trường đang diễn ra làm gia tăng gánh nặng bệnh tật, đặc biệt là ở Nam bán cầu.

Biến đổi khí hậu: Canada đang trải qua một mùa Đông thất thường

Canada đang trải qua một mùa Đông khác lạ so với các năm trước, khi nền nhiệt ở nhiều vùng trong thời gian qua ấm hơn so với bình thường và một đợt lạnh sâu đã xuất hiện.