moitruongplus Theo dự báo mùa bão mới nhất của NOAA, có 15 - 21 cơn bão được đặt tên, có thay đổi so với dự báo ban đầu được cơ quan này công bố hồi tháng 5 là 13 - 20 cơn bão.
Mới đây, theo Cơ quan Khí quyển và Đại dương quốc gia Mỹ (NOAA), mùa bão Đại Tây Dương năm nay có thể mạnh hơn dự báo ban đầu. Theo đó, mùa bão sẽ tiếp tục ở mức trên trung bình, với xác suất tăng từ 60% lên 65%. Chỉ còn 10% xác suất của một mùa dưới bình thường và 25% xác suất của một mùa bão bình thường.
Theo dự báo mùa bão mới nhất của NOAA, có 15 - 21 cơn bão được đặt tên, có thay đổi so với dự báo ban đầu được cơ quan này công bố hồi tháng 5 là 13 - 20 cơn bão. Đến nay, mùa bão Đại Tây Dương năm 2021 đã có 5 cơn bão được đặt tên.
Mùa bão Đại Tây Dương năm nay có thể mạnh hơn dự báo ban đầu theo dự báo của NOAA. (Ảnh: Getty Images)
Trung tâm Dự báo Khí hậu (CPC) của NOAA cũng dự đoán từ 7 đến 10 cơn bão mạnh hơn, với sức gió từ 120km/h trở lên, trong khi dự báo ban đầu là 6 - 10 cơn bão. Trong số cơn bão mạnh được dự báo này, có 3 - 5 cơn bão có khả năng ở cấp 3, 4 hoặc 5, có sức gió từ 178 km/h trở lên, giữ nguyên so với dự báo ban đầu.
Bên cạnh đó, các vùng nhiệt đới ở Đại Tây Dương đã hoạt động mạnh trở lại sau một thời gian tạm lắng gần đây. Hiện tại, có 2 vùng hoạt động mà Trung tâm Bão Quốc gia Mỹ đang theo dõi. Trưởng nhóm dự báo bão theo mùa tại Trung tâm Dự báo Khí hậu, Matthew Rosencrans cho biết: "Có 15% khả năng mùa bão kết thúc với mức trung bình cao hơn hoặc thấp hơn những gì được dự báo".
Được biết, mùa bão Đại Tây Dương kéo dài từ ngày 1/6 đến ngày 30/11, trong đó bão hoạt động cao điểm từ tháng 8 đến tháng 10. Các nhà khoa học tại NOAA nhận định, có thể vẫn xuất hiện một số điều kiện khí tượng nhất định dẫn đến mùa bão Đại Tây Dương trên mức trung bình, trong đó có khả năng quay trở lại của La Nina trong những tháng tới.
Trước đó, theo ghi nhận của Cơ quan Khí quyển và Đại dương Quốc gia Hoa Kỳ (NOAA), năm 2020 đánh dấu năm thứ 5 liên tiếp có mùa bão Đại Tây Dương mạnh trên mức bình thường. Một mùa trung bình có 12 cơn bão nhiệt đới được đặt tên, 6 cơn bão và 3 cơn bão lớn. Các cơn bão được đặt tên có sức gió từ 64 km/h (34 hải lý/giờ hoặc 39 dặm/giờ) trở lên. Bão có vận tốc gió từ 117 km/h (64 hải lý/giờ hoặc 74 dặm/giờ) trở lên. Bão được gọi là lớn có sức mạnh từ cấp 3 trở lên theo thang Saffir Simpson, với sức gió duy trì tối đa là 178 km/h (111 dặm/giờ) trở lên.
Mùa bão năm 2020 bắt đầu tương đối sớm với 9 cơn bão được đặt tên kỷ lục từ tháng 5 đến tháng 7, và làm kiệt quệ danh sách 21 tên bão luân phiên của WMO với Bão nhiệt đới Wilfred.
Lần thứ hai trong lịch sử, bảng chữ cái Hy Lạp được sử dụng trong phần còn lại của mùa bão, kéo dài qua cái tên thứ 9 trong danh sách, Iota. Cơn bão Iota đổ bộ vào Nicaragua vào ngày 17/11 với sức mạnh cấp 4 trên thang Saffir Simpson và ảnh hưởng đến một khu vực đang hứng chịu ảnh hưởng của cơn bão Eta mạnh cấp 4 chưa đầy hai tuần trước đó, với hàng trăm người thương vong. Đây là lần đầu tiên Đại Tây Dương ghi nhận hai cơn bão lớn hình thành cùng vào thời điểm tháng 11.
PV (T/H)
Do ảnh hưởng bão số 3 toàn tỉnh Bắc Ninh có 163,31 ha/555,65ha rừng trồng, chiếm 29,3% diện tích rừng bị thiệt hại, trong đó 23ha bị gẫy, đổ từ 70% đến 90% số cây; diện tích còn lại gẫy đổ 30-50%.
Sáng nay 10/9, trận lũ quét kinh hoàng xảy ra tại xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai đã vùi lấp toàn bộ một thôn có 35 hộ dân, với 128 khẩu, khiến 15 người chết, nhiều người mất tích.
Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn TP Hà Nội ban hành lệnh báo động lũ cấp 2 trên sông Hồng với mực nước là 10,5 m.
Tối 10/9/2024, ông Giang Tuấn Anh, Chủ tịch UBND huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang thông tin, đoạn đê sông Lô qua xã Quyết Thắng đã bị vỡ do nước sông lên cao. Hiện nay, công tác vá đê đang được gấp rút triển khai.
Sáng 10-9, Ban Chỉ huy PCTT và TKCN thành phố Hà Nội ban hành lệnh số 53/L-BCH, báo động I trên sông Hồng.
Trước tình hình thiên tai nghiêm trọng, sáng 9/9, Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai ban hành Quyết định số 2285/QĐ-UBND công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai để ứng phó với tình hình lũ quét, sạt lở đất và ngập úng trên địa bàn tỉnh.