moitruongplus Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, tính chung 7 tháng năm 2021, cả nước có 1.398,3 ha rừng bị thiệt hại, tăng 42,3% so với cùng kỳ năm trước.

Biến đổi khí hậu dẫn đến khô hạn, nắng nóng và cháy rừng xảy ra thường xuyên. Bên cạnh đó, sự tàn phá của con người khiến diện tích rừng trên cả nước bị mất đi ngày càng tăng cao. 

Số liệu từ Tổng cục Thống kê cho thấy, diện tích rừng trồng mới tập trung tháng 7/2021 ước tính đạt 13,1 nghìn ha, tăng 3,3% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 7 tháng năm 2021, diện tích rừng trồng mới tập trung cả nước đạt 123,6 nghìn ha, tăng 3,2% so với cùng kỳ năm trước; số cây lâm nghiệp trồng phân tán đạt 51,9 triệu cây, tăng 1,9%.

Ảnh minh họa

Có thể thấy, diện tích rừng trồng mới chỉ tăng rất ít, trong khi rừng thiệt hại ngày càng nhiều nên không thể bù đắp được. Theo số liệu của Bộ NN&PTNT, tính từ ngày 16/6/2021 đến 15/7/2021, cả nước có 418,5 ha rừng bị thiệt hại, trong đó diện tích rừng bị cháy là 330,6 ha, tăng 97,3% so với cùng kỳ năm trước; diện tích rừng bị chặt, phá là 87,9 ha, giảm 5,8%.

Tính chung 7 tháng năm 2021, cả nước có 1.398,3 ha rừng bị thiệt hại, tăng 42,3% so với cùng kỳ năm trước, bao gồm diện tích rừng bị cháy là 629,3 ha, tăng 40,5%; diện tích rừng bị chặt, phá là 769 ha, tăng 43,8%.

Trước đó, ngày 1/4/2021, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 523QĐ/TTg phê duyệt Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến 2050. 

Theo đó, mục tiêu là tỉ lệ che phủ rừng toàn quốc ổn định ở mức từ 42% đến 43%, đóng góp hiệu quả vào việc cam kết giảm phát thải khí nhà kính do quốc gia tự quyết định, xây dựng một Việt Nam xanh. Đến 2030, 100% diện tích rừng của các chủ rừng là tổ chức được quản lý bền vững. Giai đoạn 2021-2025 có 10% và giai đoạn 2026-2030 có 20% diện tích rừng tự nhiên được nâng cấp chất lượng; nâng cao hiệu quả bảo tồn đa dạng sinh học và năng lực phòng hộ của rừng; giảm thiểu tối đa các vụ vi phạm pháp luật về lâm nghiệp, đảm bảo an ninh môi trường.

Rừng vừa là tài nguyên, vừa là tư liệu sản xuất đặc biệt quan trọng và có khả năng tái tạo. Rừng là tài sản, nguồn lực to lớn của đất nước, là yếu tố quan trọng của môi trường sinh thái, góp phần giảm nhẹ thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu và bảo tồn đa dạng sinh học. Thế nhưng, những cánh rừng trên cả nước đang từng ngày, từng giờ "rỉ máu" do sự tác động của con người.

Mưa bão, lũ quét, sạt lở liên tiếp xảy ra trong thời gian qua ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ với những con số thiệt hại khiến ai cũng phải giật mình. Đó chính là hậu quả nhãn tiền mà chính con người phải gánh chịu khi những cánh rừng bị hủy hoại nghiêm trọng.

PV (T/H)

Các tin khác

vvxd
qdw
cvxcx
gdfgd

Bắc Ninh: Hơn 160 ha rừng bị thiệt hại do bão số 3

Do ảnh hưởng bão số 3 toàn tỉnh Bắc Ninh có 163,31 ha/555,65ha rừng trồng, chiếm 29,3% diện tích rừng bị thiệt hại, trong đó 23ha bị gẫy, đổ từ 70% đến 90% số cây; diện tích còn lại gẫy đổ 30-50%.

Lào Cai: Lũ quét kinh hoàng khiến 15 người chết, nhiều người mất tích

Sáng nay 10/9, trận lũ quét kinh hoàng xảy ra tại xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai đã vùi lấp toàn bộ một thôn có 35 hộ dân, với 128 khẩu, khiến 15 người chết, nhiều người mất tích.

Hà Nội phát lệnh báo động lũ cấp 2 trên sông Hồng

Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn TP Hà Nội ban hành lệnh báo động lũ cấp 2 trên sông Hồng với mực nước là 10,5 m.

Vỡ đê sông Lô đoạn qua huyện Sơn Dương, Tuyên Quang

Tối 10/9/2024, ông Giang Tuấn Anh, Chủ tịch UBND huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang thông tin, đoạn đê sông Lô qua xã Quyết Thắng đã bị vỡ do nước sông lên cao. Hiện nay, công tác vá đê đang được gấp rút triển khai.

Hà Nội ban hành lệnh báo động 1 trên sông Hồng

Sáng 10-9, Ban Chỉ huy PCTT và TKCN thành phố Hà Nội ban hành lệnh số 53/L-BCH, báo động I trên sông Hồng.

Công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai trên địa bàn tỉnh Lào Cai

Trước tình hình thiên tai nghiêm trọng, sáng 9/9, Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai ban hành Quyết định số 2285/QĐ-UBND công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai để ứng phó với tình hình lũ quét, sạt lở đất và ngập úng trên địa bàn tỉnh.