moitruongplus Trước băn khoăn của ĐBQH về việc xử lý rác thải từ bệnh nhân mắc COVID-19, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường (TNMT) Trần Hồng Hà khẳng định, đó là rác thải nguy hại và được xử lý theo quy định của rác thải nguy hại.

Chiều 16/3, UBTVQH tiếp tục phiên chất vấn và trả lời chất vấn liên quan đến lĩnh vực tài nguyên và môi trường. Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành phần chất vấn và trả lời chất vấn; Bộ trưởng Bộ TNMT Trần Hồng Hà có trách nhiệm trả lời các ĐBQH.

ĐBQH Nguyễn Anh Trí (đoàn ĐBQH TP. Hà Nội) chất vấn Bộ trưởng Bộ TNMT về giải pháp để giải quyết hiệu quả việc xử lý rác, nhất là rác thải có chất lây nhiễm dịch bệnh COVID-19.

Liên quan đến vấn đề này, Bộ trưởng Trần Hồng Hà cho biết, ngay từ đầu Bộ đã xác định đây là vấn đề hết sức hệ trọng. Chất thải do người bệnh COVID-19 thải ra được quản lý theo quy định chất thải nguy hại.

Ông Trần Hồng Hà cho biết, chất thải y tế thì do Bộ Y tế có hướng dẫn chuyên môn kỹ thuật, Bộ TNMT cùng Bộ Y tế đã có những hướng dẫn cụ thể về xác định đối tượng, phương pháp thu gom. Bộ TNMT cũng cung cấp các cơ sở xử lý chất thải nguy hại có đủ năng lực để xử lý loại chất thải này trên cả nước.


Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà trả lời chất vấn.

Với vai trò là cơ quan quản lý, thời gian qua Bộ TNMT đã phối hợp với các địa phương, đặc biệt là TP. Hồ Chí Minh, Bộ Quốc phòng trong vấn đề lựa chọn đánh giá các công nghệ để xử lý, kể cả vấn đề xử lý mai táng đối với các bệnh nhân mắc COVID-19 tử vong.

Ông Hà thông tin thêm, hiện nay khi người mắc COVID-19 điều trị tại nhà, rác thải cũng được xem là nguồn lây bệnh thì Bộ Y tế đã có hướng dẫn và coi rác thải của người mắc COVID-19 tại nhà là rác thải y tế, từ đó có những quy định, quy trình để xử lý theo đúng quy định.

ĐBQH Nguyễn Quang Huân (đoàn ĐBQH tỉnh Bình Dương) đặt ra vấn đề vệ sinh môi trường đã và đang đặt ra nhiều thách thức. Hiện nay cả nước đang thải ra 60.000 tấn rác, hầu hết chôn lấp gây ô nhiễm, vậy Bộ TNMT có giải pháp gì?

Trả lời chất vấn về điều này, ông Trần Hồng Hà cho biết, vấn đề rác thải và ô nhiễm môi trường là vấn đề trong nhiều năm qua. Hướng chuyển xử lý chất thải rắn chôn lấp không hợp vệ sinh đang là hệ lụy rất lớn đến môi trường. Đây là tài nguyên không tái chế, không sử dụng hiệu quả. Về cơ bản, rác thải phải biến thành tài nguyên, rác thải phải được tái sử dụng theo đúng yêu cầu trong kinh tế tuần hoàn.

Người đứng đầu Bộ TNMT cũng thông tin thêm, trong năm 2022 Bộ sẽ tổng kết, đánh giá toàn bộ các trung tâm xử lý rác thải. Bộ sẽ công bố các công nghệ phù hợp với các địa phương và trên hướng tái chế, tái sử dụng và xử lý chất thải biến thành năng lượng. Năm 2024 sẽ thực hiện và trong năm 2022 sẽ chuẩn bị đầy đủ về tiêu chuẩn, quy chuẩn. Cùng với đó ở địa phương sẽ có hướng dẫn và lựa chọn để có cách xử lý phù hợp.

Bộ Y tế đã có Công văn số 922/BYT-MT gửi Bộ TNMT, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường quản lý chất thải với các trường hợp mắc COVID-19 tại nhà.

Để tăng cường quản lý chất thải phát sinh từ các trường hợp F0 đang quản lý tại nhà, Bộ Y tế đề nghị Bộ TNMT chủ trì, phối hợp chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị, địa phương triển khai các giải pháp tăng cường vận chuyển, xử lý chất thải trong phòng, chống dịch COVID-19 đảm bảo kịp thời và an toàn phòng, chống dịch.

Bộ TNMT cần phối hợp UBND cấp tỉnh kiểm tra việc vận chuyển, xử lý chất thải trong phòng, chống dịch COVID-19 theo thẩm quyền, xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm. Bộ Y tế cũng đề nghị UBND cấp tỉnh chỉ đạo các cấp, các ngành và đơn vị liên quan tại địa phương thực hiện quản lý chất thải phát sinh đối với các trường hợp F0 đang quản lý tại nhà.

Cụ thể như: Xây dựng phương án thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải phát sinh đối với các trưởng hợp F0 đang quản lý tại nhà trên địa bàn. Ngoài ra, các đơn vị phải hướng dẫn việc phân loại chất thải. Chất thải sinh hoạt phát sinh từ phòng cách ly của F0 quản lý tại nhà (bao gồm cả đồ vải, quần áo thải bỏ) và khẩu trang, trang phục phòng hộ cá nhân của người chăm sóc khi tiếp xúc với F0 thải bỏ được coi là chất thải lây nhiễm.

Các chất thải này phải được bỏ vào túi hoặc thùng có lót túi, bên ngoài túi, thùng đựng chất thải có chữ "Chất thải có nguy cơ chứa SARS-CoV-2". Các loại chất thải sinh hoạt phát sinh từ các khu vực khác của nhà có người F0 thực hiện phân loại theo hướng dẫn của địa phương để đưa đi xử lý theo quy định.

Các địa phương tổ chức thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải, bố trí người thu gom các túi, thùng đựng chất thải lây nhiễm của các F0 được quản lý tại nhà để đưa đến nơi lưu giữ, chuyển giao cho đơn vị có chức năng phù hợp do địa phương lựa chọn để xử lý theo quy định.

Trong quá trình thu gom, túi đựng chất thải phải được buộc kín miệng túi, thùng đựng chất thải phải đậy nắp kín, đảm bảo không bị rơi, rò rỉ chất thải làm phát tán mầm bệnh ra bên ngoài.

Theo Sức khỏe Đời sống

Các tin khác

scdsfds
èd
sdff
fdsdf

Động đất tại Hà Nội, nhiều khu vực cảm nhận rung lắc

Sáng 25/3, Viện trưởng Viện Vật lý địa cầu Nguyễn Xuân Anh cho biết, vào hồi 8h5 tại vị trí khu vực huyện Mỹ Đức (Hà Nội) đã xảy ra một trận động đất mạnh 4 độ richter.

Bắc Giang: Triển khai các giải pháp cải thiện kết quả thực hiện Bộ chỉ số đánh giá về môi trường

UBND tỉnh Bắc Giang vừa ban hành Kế hoạch số 17/KH-UBND về việc triển khai các giải pháp cải thiện kết quả thực hiện Bộ chỉ số đánh giá kết quả bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh.

EEA: Châu Âu cần hành động nhiều hơn để tránh hậu quả do biến đổi khí hậu

Cơ quan Môi trường châu Âu (EEA) mới đây cảnh báo châu Âu có thể phải gánh chịu hậu quả "thảm khốc” do biến đổi khí hậu.

Bắc Cực trước nguy cơ không còn băng chỉ trong 10 năm tới

Bắc Cực đứng trước nguy cơ chỉ còn nước trong những tháng hè kể từ năm 2035 do khí thải từ nhiên liệu hóa thạch.

WHO: Ô nhiễm và khủng hoảng khí hậu làm gia tăng gánh nặng bệnh tật

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo các tình trạng khẩn cấp về khí hậu cùng với ô nhiễm môi trường đang diễn ra làm gia tăng gánh nặng bệnh tật, đặc biệt là ở Nam bán cầu.

Biến đổi khí hậu: Canada đang trải qua một mùa Đông thất thường

Canada đang trải qua một mùa Đông khác lạ so với các năm trước, khi nền nhiệt ở nhiều vùng trong thời gian qua ấm hơn so với bình thường và một đợt lạnh sâu đã xuất hiện.