moitruongplus Mới đây, UBND thành phố Hà Nội tiếp tục chỉ đạo các quận, huyện, thị xã lập phương án cụ thể thu gom, xử lý rác thải y tế.


Ảnh minh họa. 

Trước bối cảnh diễn biến dịch Covid-19 phức tạp, số ca mắc mới tăng nhanh, từ đầu năm 2022, UBND thành phố Hà Nội đã ban hành Phương án phân loại, thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải lây nhiễm phát sinh tại các điểm cách ly, quản lý, theo dõi, khám và điều trị tại nhà đối với người nhiễm Covid-19 trên địa bàn thành phố. Theo phương án này, tất cả các loại chất thải phát sinh của nhà có người nhiễm Covid-19 được coi là chất thải lây nhiễm. Rác thải được thu gom vào túi đựng chất thải lây nhiễm mầu vàng, buộc chặt miệng túi và bỏ vào túi đựng chất thải lây nhiễm mầu vàng thứ hai, buộc kín miệng túi. Các túi mầu vàng đều phải dán nhãn "Chất thải có nguy cơ chứa SARS-CoV-2". Việc vận chuyển chất thải từ nhà có người mắc F0 do đơn vị duy trì vệ sinh môi trường thực hiện, bằng phương tiện cơ động, bảo đảm không bị rơi, rò rỉ chất thải ra ngoài. Thùng đựng chất thải phải có thành cứng chịu được va đập, bên ngoài thùng có dán nhãn "Chất thải có nguy cơ chứa SARS-CoV-2". Các thùng đựng, phương tiện vận chuyển chất thải lây nhiễm phải được khử khuẩn bằng dung dịch khử trùng có chứa 0,5% Clo hoạt tính ngay sau khi sử dụng. Người trực tiếp tham gia thu gom, vận chuyển chất thải phải đeo khẩu trang y tế và mặc đồ bảo hộ y tế trong quá trình thu gom, vận chuyển; rửa tay bằng xà-phòng hoặc dung dịch sát khuẩn có chứa ít nhất 60% cồn...

Mới đây, UBND thành phố Hà Nội tiếp tục chỉ đạo các quận, huyện, thị xã lập phương án cụ thể thu gom, xử lý rác thải y tế. Thành phố yêu cầu các quận, huyện, thị xã chịu trách nhiệm ký hợp đồng hoặc giao bộ phận chuyên môn ký hợp đồng với đơn vị đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp phép xử lý chất thải y tế nguy hại; đồng thời chịu trách nhiệm rà soát cung cấp đầy đủ túi, thùng đựng chất thải lây nhiễm theo đúng quy định cho các hộ gia đình cách ly, mắc Covid-19 điều trị tại nhà. Về đơn giá thu gom rác thải y tế phát sinh tại các hộ gia đình, các địa phương vận dụng theo đơn giá duy trì vệ sinh ngõ xóm bằng xe cơ giới kết hợp thủ công.

Như vậy, trong thời gian qua chính quyền các cấp và các cơ quan chức năng, đơn vị vệ sinh môi trường đã quan tâm đến việc xử lý chất thải sinh hoạt của người bệnh Covid-19, nhưng với số ca mắc mới tăng cao thì những nỗ lực trên chưa đủ. Vì vậy, mỗi người dân, nhất là những hộ gia đình có người mắc bệnh điều trị tại nhà cần chủ động phân loại, xử lý rác thải có nguy cơ lây nhiễm để tránh nguy cơ lây nhiễm cho cộng đồng, chung tay cùng thành phố đẩy lùi dịch bệnh.

Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác

scdsfds
èd
sdff
fdsdf

Động đất tại Hà Nội, nhiều khu vực cảm nhận rung lắc

Sáng 25/3, Viện trưởng Viện Vật lý địa cầu Nguyễn Xuân Anh cho biết, vào hồi 8h5 tại vị trí khu vực huyện Mỹ Đức (Hà Nội) đã xảy ra một trận động đất mạnh 4 độ richter.

Bắc Giang: Triển khai các giải pháp cải thiện kết quả thực hiện Bộ chỉ số đánh giá về môi trường

UBND tỉnh Bắc Giang vừa ban hành Kế hoạch số 17/KH-UBND về việc triển khai các giải pháp cải thiện kết quả thực hiện Bộ chỉ số đánh giá kết quả bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh.

EEA: Châu Âu cần hành động nhiều hơn để tránh hậu quả do biến đổi khí hậu

Cơ quan Môi trường châu Âu (EEA) mới đây cảnh báo châu Âu có thể phải gánh chịu hậu quả "thảm khốc” do biến đổi khí hậu.

Bắc Cực trước nguy cơ không còn băng chỉ trong 10 năm tới

Bắc Cực đứng trước nguy cơ chỉ còn nước trong những tháng hè kể từ năm 2035 do khí thải từ nhiên liệu hóa thạch.

WHO: Ô nhiễm và khủng hoảng khí hậu làm gia tăng gánh nặng bệnh tật

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo các tình trạng khẩn cấp về khí hậu cùng với ô nhiễm môi trường đang diễn ra làm gia tăng gánh nặng bệnh tật, đặc biệt là ở Nam bán cầu.

Biến đổi khí hậu: Canada đang trải qua một mùa Đông thất thường

Canada đang trải qua một mùa Đông khác lạ so với các năm trước, khi nền nhiệt ở nhiều vùng trong thời gian qua ấm hơn so với bình thường và một đợt lạnh sâu đã xuất hiện.