moitruongplus Rác thải thuốc bảo vệ thực vật là rác thải nguy hại cần phải được xử lý theo quy định. Tuy nhiên, trên thực tế việc thực hiện quy định này vẫn chưa chặt chẽ, tiềm ẩn nhiều nguy cơ ô nhiễm


Bể chứa thuốc bảo vệ thực vật ở thôn Đỗ Thượng, xã Phạm Kha , huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương ngập tràn rác thải sinh hoạt

Thuốc bảo vệ thực vật được sử dụng phổ biến trong trồng trọt để phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng. Do đó, việc xử lý bao bì, chai lọ thuốc BVTV sau khi sử dụng rất cần được quan tâm để bảo vệ môi trường sống, sức khỏe con người và cả nền nông nghiệp bền vững.

Xã Phạm Kha có diện tích trồng rau màu lớn nhất huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương nên lượng bao bì thuốc bảo vệ thực vật thải ra khá lớn

Để bảo vệ môi trường, huyện Thanh Miện đã hỗ trợ kinh phí cho xã lắp đặt các bể chứa bao bì thuốc bảo vệ thực vật ở nhiều cánh đồng.

Tuy nhiên, tại cánh đồng thuộc thôn Đỗ Thượng ven đường 393, một số hộ dân lại tận dụng bể chứa này để đựng rác thải sinh hoạt, thậm chí vứt tràn cả ra đường.

Việc làm này gây ô nhiễm môi trường, khiến công tác thu gom, phân loại, xử lý chất thải nguy hại gặp nhiều khó khăn.

Thuốc BVTV là những hợp chất độc hại đứng đầu danh sách 12 loại độc chất nguy hiểm, tồn tại rất lâu trong môi trường nên khó phân hủy sinh học. Do đó, theo quy định rác thải thuốc BVTV sau khi sử dụng phải được thu gom vào các bể chứa; không được bỏ chung với rác thải sinh hoạt và rác vệ sinh đồng ruộng, không tự ý đốt hoặc đem chôn lấp... Thế nhưng, nhiều năm nay vấn đề này vẫn chưa được các địa phương quan tâm đúng mức, do đó lượng rác thải thuốc BVTV thu gom vẫn còn "nhỏ giọt", chưa đáng kể.

Dù đã có những khuyến cáo từ cơ quan chức năng và từ nhà sản xuất, nhưng nhiều người sử dụng không lưu tâm làm theo mà vẫn duy trì những thói quen có hại trong sản xuất nông nghiệp. Trong các lớp tập huấn, cán bộ ngành nông nghiệp thường hướng dẫn người dân cần súc rửa bao bì ít nhất 3 lần theo quy trình và nước súc rửa được đổ vào bình để hạn chế tối đa lượng thuốc tồn lưu, tránh lãng phí thuốc nhưng đa phần nông dân chỉ súc một lần rồi vứt bỏ, kéo theo hoạt chất tồn dư trong bao bì cao.

Điều này dẫn đến việc sau khi thải ra môi trường, lượng thuốc tồn dư còn lại gây tác động trực tiếp đến môi trường xung quanh. Hoặc sau khi sử dụng thuốc BVTV cho cây trồng, nhiều người vẫn quen "tiện tay” vứt vỏ chai, bao bì ngay tại đồng ruộng, hay dưới kênh mương, ao hồ nơi dùng để pha chế thuốc. Một số người dân có ý thức hơn đã thu gom rác thuốc BVTV mang về nhà và xử lý bằng cách bỏ chung vào túi rác thải sinh hoạt hoặc đem đi chôn lấp.

Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác

scdsfds
èd
sdff
fdsdf

Động đất tại Hà Nội, nhiều khu vực cảm nhận rung lắc

Sáng 25/3, Viện trưởng Viện Vật lý địa cầu Nguyễn Xuân Anh cho biết, vào hồi 8h5 tại vị trí khu vực huyện Mỹ Đức (Hà Nội) đã xảy ra một trận động đất mạnh 4 độ richter.

Bắc Giang: Triển khai các giải pháp cải thiện kết quả thực hiện Bộ chỉ số đánh giá về môi trường

UBND tỉnh Bắc Giang vừa ban hành Kế hoạch số 17/KH-UBND về việc triển khai các giải pháp cải thiện kết quả thực hiện Bộ chỉ số đánh giá kết quả bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh.

EEA: Châu Âu cần hành động nhiều hơn để tránh hậu quả do biến đổi khí hậu

Cơ quan Môi trường châu Âu (EEA) mới đây cảnh báo châu Âu có thể phải gánh chịu hậu quả "thảm khốc” do biến đổi khí hậu.

Bắc Cực trước nguy cơ không còn băng chỉ trong 10 năm tới

Bắc Cực đứng trước nguy cơ chỉ còn nước trong những tháng hè kể từ năm 2035 do khí thải từ nhiên liệu hóa thạch.

WHO: Ô nhiễm và khủng hoảng khí hậu làm gia tăng gánh nặng bệnh tật

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo các tình trạng khẩn cấp về khí hậu cùng với ô nhiễm môi trường đang diễn ra làm gia tăng gánh nặng bệnh tật, đặc biệt là ở Nam bán cầu.

Biến đổi khí hậu: Canada đang trải qua một mùa Đông thất thường

Canada đang trải qua một mùa Đông khác lạ so với các năm trước, khi nền nhiệt ở nhiều vùng trong thời gian qua ấm hơn so với bình thường và một đợt lạnh sâu đã xuất hiện.