moitruongplus Công ty TNHH Mạnh Quân thành lập vào 25/01/2007 và là một trong những nhà thầu “quen mặt”, thường xuyên trúng các gói thầu trên địa bàn huyện Ba Vì và thị xã Sơn Tây.
Bảo đảm vệ sinh môi trường, an toàn lao động, an toàn giao thông là một trong những điều kiện bắt buộc đối với các dự án xây dựng các công trình giao thông. Nó ảnh tác động trực tiếp đến môi trường xung quanh như: nước, không khí, tiếng ồn làm ảnh hưởng đến sức khoẻ chính công nhân lao động và những người dân gần dự án. Thế nhưng thời gian qua, các yếu tố trên lại luôn bị các chủ đầu tư, đơn vị thi công, tư vấn giám sát coi nhẹ.
Theo thông tin người dân, tại dự án cải tạo, nâng cấp tuyến đường Tản Lĩnh- Yên Bài (sau gọi tắt là Dự án) đi UBND xã Vân Hòa, huyện Ba Vì thường xuyên xảy ra tình trạng ô nhiễm bụi, nguy cơ mất an toàn từ hệ thống rãnh thoát nước không được che đậy.
Một phần Dự án tại xã Vân Hoà (ảnh chụp từ flycam)
Bụi bẩn, rác rưới ứ đọng, ngổn ngang vật liệu, dọc hệ thống thoát nước đã đổ bê tông còn trơ nguyên những thanh sắt dài hàng mét không được che chắn. Đó là những gì mà phóng viên tận mắt chứng kiến khi có mặt tại xã Vân Hoà, huyện Ba Vì nơi Dự án đang được triển khai.
"Mỗi lần có chiếc xe ô tô nào chạy qua thì chúng tôi đến khổ, bụi lắm, cửa hàng kinh doanh cũng chỉ dám mở hé cửa, nhà dân thì thường xuyên phải đóng cửa. Dự án này được triển khai trước Tết một vài tháng, xong ra Giêng thì cũng chỉ thấy lác đác vài công nhân làm”, một người dân tại thôn Muồng Voi, xã Vân Hoà cho biết.
Trong hồ sơ mời thầu, chủ đầu tư yêu cầu nhà thầu nộp đúng, đủ bảo hiểm cho người lao động; nhân viên, công nhân được học về công tác an toàn lao động định kỳ. Trước khi triển khai thi công công trình phải bảo đảm trang bị bảo hộ cho người lao động như quần áo, giầy, kính, mũ, gang tay. Yêu cầu bắt buộc tất cả các cán bộ công nhân viên trên công trường phải đội mũ bảo hộ và đi giầy. Tuy nhiên, theo quan sát của PV, những công nhân nơi đây không hề có một trang thiết bị bảo hộ lao động nào.
Đặc biệt nguy hiểm, có tới hàng chục điểm hệ thống rãnh thoát nước dọc tuyến sau khi đổ bê tông vẫn còn thò nguyên thanh sắt, có chỗ dài vài mét không một biển cảnh báo, không rào chắn hoặc che chắn sơ sài, chống đối, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn cho người tham gia giao thông và người dân địa phương.
Thời gian qua, ở một số địa phương đã xảy ra những vụ tai nạn thương tâm khi người dân tham gia giao thông bị ngã xuống hố ga của các công trình đang thi công.
Theo một số luật sư : Nếu đoạn đường xảy ra tai nạn là nơi đang thi công công trình giao thông hoặc đang thực hiện việc duy tu, sửa chữa công trình giao thông thì trách nhiệm thuộc về người được giao trách nhiệm trong việc duy tu, sửa chữa công trình giao thông vì không đảm bảo an toàn giao thông trong quá trình thi công, sửa chữa công trình giao thông dẫn đến hậu quả chết người. Trong trường hợp này, người được giao trách nhiệm trong duy tu, sửa chữa công trình giao thông có thể bị khởi tố về "Tội vi phạm quy định về duy tu, sửa chữa, quản lý công trình giao thông” theo quy định tại mục c, khoản 1, Điều 281, mức hình phạt cao nhất đến 03 năm tù. Ngoài ra, người vi phạm còn phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại Điều 584, 591 Bộ Luật dân sự năm 2015
Theo tìm hiểu, đoạn đường đang thi công trên thuộc Gói thầu số 07- Toàn bộ phần xây dựng và bảo đảm an toàn giao thông thuộc Dự án cải tạo, nâng cấp tuyến đường Tản Lĩnh- Yên Bài đi UBND xã Vân Hòa do UBND huyện Ba Vì làm chủ đầu tư. Dự án thi công bao gồm phần nền, mặt đường, kè nền đường, hệ thống cống, rãnh thoát nước, an toàn giao thông với tổng chiều dài là 7.205,10 m; gồm 8 tuyến (4 tuyến chính và 4 tuyến nhánh). Thời gian thực hiện Dự án không quá 400 ngày.
Ngày 22/12/2021, Phó chủ tịch UBND huyện Ba Vì, ông Trần Quang Khuyên ký Quyết định số 9387/QĐ-UBND Phê duyệt kết quả đấu thầu và công nhận đơn vị trúng thầu. Qua đó, Công ty TNHH Mạnh Quân, địa chỉ xã Cam Thượng, huyện Ba Vì là đơn vị trúng thầu với giá 54.053.548.000 đồng ( giá dự toán gói thầu 54.722.402.593 đồng), tỷ lệ tiết kiệm 1,2%. Công ty cổ phần tư vấn xây dựng giao thông Tây Thăng Long là đơn vị tư vấn giám sát.
Do ảnh hưởng bão số 3 toàn tỉnh Bắc Ninh có 163,31 ha/555,65ha rừng trồng, chiếm 29,3% diện tích rừng bị thiệt hại, trong đó 23ha bị gẫy, đổ từ 70% đến 90% số cây; diện tích còn lại gẫy đổ 30-50%.
Sáng nay 10/9, trận lũ quét kinh hoàng xảy ra tại xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai đã vùi lấp toàn bộ một thôn có 35 hộ dân, với 128 khẩu, khiến 15 người chết, nhiều người mất tích.
Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn TP Hà Nội ban hành lệnh báo động lũ cấp 2 trên sông Hồng với mực nước là 10,5 m.
Tối 10/9/2024, ông Giang Tuấn Anh, Chủ tịch UBND huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang thông tin, đoạn đê sông Lô qua xã Quyết Thắng đã bị vỡ do nước sông lên cao. Hiện nay, công tác vá đê đang được gấp rút triển khai.
Sáng 10-9, Ban Chỉ huy PCTT và TKCN thành phố Hà Nội ban hành lệnh số 53/L-BCH, báo động I trên sông Hồng.
Trước tình hình thiên tai nghiêm trọng, sáng 9/9, Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai ban hành Quyết định số 2285/QĐ-UBND công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai để ứng phó với tình hình lũ quét, sạt lở đất và ngập úng trên địa bàn tỉnh.