moitruongplus UBND TP.HCM vừa thống nhất đề xuất của Sở TN&MT về phân kỳ gia hạn thời gian chuyển đổi phương tiện thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn các quận, huyện, TP. Thủ Đức đến năm 2025.


Còn nhiều phương tiện thu gom, vận chuyển rác dân lập tại TP.HCM chưa được chuyển đổi

Cụ thể, các quận và TP. Thủ Đức phải hoàn tất công tác chuyển đổi phương tiện thu gom, vận chuyển chất thải rắn chậm nhất đến hết năm 2023; các huyện gồm: Bình Chánh, Nhà Bè, Cần Giờ, Hóc Môn, Củ Chi hoàn tất công tác này chậm nhất đến hết năm 2025. Đồng thời, TP.HCM cũng khuyến khích TP. Thủ Đức và các quận, huyện chủ động hoàn tất công tác chuyển đổi phương tiện này trước thời hạn.

UBND TPHCM giao UBND các quận, huyện, TP. Thủ Đức công bố thời gian hoàn tất chuyển đổi phương tiện theo chỉ đạo của UBND TP; chịu trách nhiệm xây dựng và triển khai cụ thể kế hoạch chuyển đổi phương tiện trên địa bàn quản lý, đảm bảo không xáo trộn hoạt động thu gom, vận chuyển chất thải và thực hiện đúng tiến độ yêu cầu; chịu trách nhiệm trước UBND TP về tiến độ thực hiện và báo cáo định kỳ hàng quý về Sở TN&MT để tổng hợp, theo dõi.

UBND TP.HCM giao Sở TN&MT chủ trì, phối hợp Sở Tài chính, Sở Giao thông vận tải, Sở Kế hoạch và Đầu tư trao đổi với UBND các quận, huyện, TP. Thủ Đức và về biện pháp giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện, báo cáo kịp thời cho UBND Thành phố xem xét, giải quyết những vấn đề vượt thẩm quyền.

Sở TN&MT TP.HCM cho biết, hệ thống thu gom rác dân lập trên địa bàn thành phố với 2.160 phương tiện thu gom, bao gồm: xe ba gác kéo, xe lam, xe tải nhẹ, thùng 660 lít, xe tự chế… và khoảng 4.000 công nhân đang thu gom 60% khối lượng CTRSH của thành phố.

Tuy nhiên, phương tiện thu gom tại nguồn hầu hết còn khá thô sơ chưa đảm bảo điều kiện vệ sinh môi trường có phát tán mùi hôi, rơi vãi chất thải và rò rỉ nước rỉ rác trong quá trình thu gom ảnh hưởng đến chất lượng vệ sinh môi trường và mỹ quan đô thị.

Theo kế hoạch, hết 10/2019, TP.HCM sẽ hoàn thành chuyển đổi các phương tiện thu gom rác dân lập không đảm bảo vệ sinh môi trường và an toàn kỹ thuật khi tham gia giao thông.

Tuy nhiên, đến nay, TP.HCM mới chỉ khoảng gần 30% phương tiện được chuyển đổi.

Nguyên nhân chính dẫn đến việc chậm chễ này là do chi phí để chuyển đổi quá cao so với năng lực tài chính của các đơn vị thu gom rác dân lập, trong khi chính sách hỗ trợ của thành phố chưa đầy đủ và kịp thời./.


Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác

scdsfds
èd
sdff
fdsdf

Động đất tại Hà Nội, nhiều khu vực cảm nhận rung lắc

Sáng 25/3, Viện trưởng Viện Vật lý địa cầu Nguyễn Xuân Anh cho biết, vào hồi 8h5 tại vị trí khu vực huyện Mỹ Đức (Hà Nội) đã xảy ra một trận động đất mạnh 4 độ richter.

Bắc Giang: Triển khai các giải pháp cải thiện kết quả thực hiện Bộ chỉ số đánh giá về môi trường

UBND tỉnh Bắc Giang vừa ban hành Kế hoạch số 17/KH-UBND về việc triển khai các giải pháp cải thiện kết quả thực hiện Bộ chỉ số đánh giá kết quả bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh.

EEA: Châu Âu cần hành động nhiều hơn để tránh hậu quả do biến đổi khí hậu

Cơ quan Môi trường châu Âu (EEA) mới đây cảnh báo châu Âu có thể phải gánh chịu hậu quả "thảm khốc” do biến đổi khí hậu.

Bắc Cực trước nguy cơ không còn băng chỉ trong 10 năm tới

Bắc Cực đứng trước nguy cơ chỉ còn nước trong những tháng hè kể từ năm 2035 do khí thải từ nhiên liệu hóa thạch.

WHO: Ô nhiễm và khủng hoảng khí hậu làm gia tăng gánh nặng bệnh tật

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo các tình trạng khẩn cấp về khí hậu cùng với ô nhiễm môi trường đang diễn ra làm gia tăng gánh nặng bệnh tật, đặc biệt là ở Nam bán cầu.

Biến đổi khí hậu: Canada đang trải qua một mùa Đông thất thường

Canada đang trải qua một mùa Đông khác lạ so với các năm trước, khi nền nhiệt ở nhiều vùng trong thời gian qua ấm hơn so với bình thường và một đợt lạnh sâu đã xuất hiện.