moitruongplus Ngày 20/2/2022, tại huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị, Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) phối hợp với UBND tỉnh Quảng Trị tổ chức “Lễ hưởng ứng Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ và Chương trình trồng 1 tỷ cây xanh - Vì một Việt Nam xanh”.

Tham dự có ông Nguyễn Hưng Thịnh - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường - Bộ TN&MT, ông Hoàng Đức Thắng - Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Trị, ông Nguyễn Trường Khoa - Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Trị, các đồng chí lãnh đạo các Sở, ban, ngành của tỉnh Quảng Trị và huyện Cam Lộ.

Ông Hoàng Đức Thắng - Uỷ viên BTV Tỉnh ủy, Phó trưởng đoàn Địa biểu Quốc hội tỉnh Quảng Trị thay mặt lãnh đạo tỉnh Quảng Trị phát biểu hưởng ứng

Nhân dịp lễ phát động, Bộ TN&MT đã trao tặng nhân dân huyện Cam Lộ hơn 24 triệu cây quế, các loại cây bóng mát tương đương với diện tích trồng là 3.000 ha trong giai đoạn 2022-2026, với mong muốn lan tỏa ý nghĩa trồng cây, góp phần phủ xanh đồi núi trọc, giữ nguồn nước phục vụ sinh hoạt, phòng chống xói mòn, sạt lở đất, chống biến đổi khí hậu tại huyện Cam Lộ nói riêng, tỉnh Quảng Trị và cả nước nói chung.

Ký cam kết hỗ trợ cây giống trồng rừng đến 2025 cho huyện Cam Lộ

Phát biểu tại buổi lễ, ông Nguyễn Hưng Thịnh - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường nhấn mạnh: Trong nhiều thập kỷ qua, Đảng và Nhà nước đã luôn quan tâm chỉ đạo triển khai nhiều chương trình trồng rừng, phục hồi rừng, thúc đẩy bảo vệ môi trường sinh thái. Đặc biệt, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 45/CT-TTg ngày 31/12/2020 về tổ chức phong trào "Tết trồng cây” và tăng cường công tác bảo vệ, phát triển rừng ngay từ đầu năm 2021; đã phê duyệt Đề án "Trồng một tỷ cây xanh giai đoạn 2021- 2025” tại Quyết định số 524/QĐ-TTg ngày 01/4/2021, với mục tiêu đến hết năm 2025, cả nước trồng được 1 tỷ cây xanh, trong đó 690 triệu cây trồng phân tán ở các khu đô thị và vùng nông thôn, 310 triệu cây trồng tập trung trong rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và trồng mới rừng sản xuất, nhằm góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, cải thiện cảnh quan và ứng phó với biến đổi khí hậu, phát triển kinh tế xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân và sự phát triển bền vững của đất nước. Năm 2021, cả nước đã trồng được 210 triệu cây, đạt 115% kế hoạch. Theo kế hoạch đề ra, từ năm 2022 - 2025, trồng bình quân 204,5 triệu cây/năm. Đây là một nhiệm vụ lớn lao, đòi hỏi chúng ta phải rất quyết tâm, nỗ lực để có thể hoàn thành.

Hưởng ứng và tổ chức thực hiện tốt phong trào Tết trồng cây và Chương trình 1 tỷ cây xanh, tỉnh Quảng Trị đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực và thu về những kết quả tích cực.

Năm 2021, Sở TNMT Quảng Trị đã vận động, khuyến khích các doanh nghiệp điện gió trên địa bàn tỉnh tham gia Tháng hành động vì môi trường hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới 05/6 và ký cam kết thực hiện Chương trình trồng Một tỷ cây xanh theo Đề án 524/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ. Đã huy động được 750 triệu đồng, đồng thời giao các Doanh nghiệp trồng và chăm sóc 130.000 cây phân tán tại các địa điểm triển khai các dự án điện gió trên địa bàn huyện Hướng Hóa…

Năm 2022, UBND tỉnh Quảng Trị đã ban hành Kế hoạch số 324/UBND-KT ngày 24/1/2022 về việc tổ chức phong trào "Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” nhân dịp xuân Nhâm Dần và tăng cường công tác bảo vệ, phát triển rừng năm 2022. Ngày 7/2/2022, UBND tỉnh đã phát động Tết trồng cây Đời đời nhớ ơn Bác Năm 2022 trên địa bàn toàn tỉnh. Trong bối cảnh của dịch Covid-19, UBND tỉnh đã chỉ đạo các Sở, Ban ngành, UBND các huyện quan tâm lựa chọn loài cây trồng phù hợp, chuẩn bị cây giống chất lượng tốt, tranh thủ thời vụ và thời tiết thuận lợi để trồng đảm bảo đạt tỷ lệ cây sống cao, đúng theo tinh thần "Trồng cây nào tốt cây ấy”. Khoanh nuôi, bảo vệ rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, trồng rừng sản xuất, trồng cây phân tán ở cả khu vực đô thị và nông thôn, tạo môi trường cảnh quan, góp phần xây dựng nông thôn mới xanh - sạch - đẹp. Ưu tiên trồng rừng gỗ lớn, đa mục đích, rừng đạt chứng chỉ quản lý rừng bền vững (FSC), gắn với nhiệm vụ và các giải pháp thực hiện mục tiêu phát triển rừng bền vững.

Theo ông Nguyễn Trường Khoa - Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Trị, đến nay, toàn tỉnh Quảng Trị đã triển khai trồng được 9.800 ha rừng trồng và trên 3,1 triệu cây phân tán, sản xuất trên 25 triệu cây giống lâm nghiệp đảm bảo chất lượng để tổ chức tốt trồng rừng tập trung, góp phần đảm bảo cung cấp nguồn nguyên liệu ổn định cho ngành công nghiệp chế biến gỗ trên địa bàn, sản lượng gỗ rừng trồng khai thác đạt trên 1 triệu m3. Năm 2021, Quảng Trị có khoảng 23.000 ha rừng đạt tiêu chuẩn FSC chiếm 17% loại rừng này trên cả nước. Độ che phủ rừng năm 2021 đạt 50% góp phần quan trọng trong tác dụng phòng hộ, cải thiện môi trường sinh thái, bảo tồn đa dạng sinh học và giảm thiểu đáng kể những hậu quả do biến đổi khí hậu gây ra.

Đối với huyện Cam Lộ, là huyện vùng có diện tích không lớn, với lợi thế là huyện trung du, từ năm 2017, UBND huyện đã ban hành chính sách và quan tâm quy hoạch các vùng trọng điểm trồng cây dược liệu với diện tích quy hoạch đến 2025 : 5000 ha. Ngoài các loài dược liệu đã mang lại giá trị ở vùng đất Cam Lộ như cà gai leo, chè vằng, an xoa, sâm Bố Chính, nghệ, trạch tả,... năm 2021 với sự hỗ trợ của Công ty cổ phần Sản xuất và xuất khẩu quế hồi Việt Nam (VINASAMEX) huyện đã trồng thử nghiệm thành công 36 ha cây quế.

Theo kế hoạch của UBND huyện, riêng vụ đông - xuân 2022, huyện sẽ duy trì 250 ha trồng cây dược liệu hiện có, sẽ tổ chức trồng mới 120 ha quế. Mục tiêu đến năm 2030, huyện Cam Lộ đạt mức trồng mới 12.000ha. Cùng với các loài được liệu đã khẳng định giá trị về kinh tế đã giúp cho người dân Cam Lộ chuyển đổi cơ cấu cây trồng, góp phần tăng thu nhập cho người dân, cây quế là cây đa mục đích hy vọng sẽ mang lại những lợi ích lớn hơn cho người dân trên vùng đất Cam Lộ nói riêng và một số vùng khác trên địa bàn tỉnh Quảng Trị nói chung. Mô hình nói trên của huyện Cam Lộ được lãnh đạo UBND tỉnh Quảng Trị ghi nhận và đánh giá cao.

Được biết, với sự hợp tác hỗ trợ của Bộ TN&MT, Tổng cục Môi trường đã huy động các nguồn lực xã hội hóa hỗ trợ UBND huyện Cam Lộ trồng mới từ 700 đến 1200 ha quế (vào năm 2025), riêng năm 2022 hỗ trợ 2 tỷ đồng để trồng mới 150 ha cây quế trên địa bàn huyện. Hy vọng rằng cùng với sự hỗ trợ của Bộ TN&MT, UBND huyện Cam Lộ sẽ tiếp tục chủ động, huy động thêm nguồn lực để phát triển cây dược liệu trên địa bàn, duy trì, hưởng ứng có hiệu quả phong trào Trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ và Chương trình trồng 1 tỷ cây xanh, vì một Việt Nam xanh và vì một Quảng Trị xanh, phát triển bền vững.


Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác

vvxd
qdw
cvxcx
gdfgd

Bắc Ninh: Hơn 160 ha rừng bị thiệt hại do bão số 3

Do ảnh hưởng bão số 3 toàn tỉnh Bắc Ninh có 163,31 ha/555,65ha rừng trồng, chiếm 29,3% diện tích rừng bị thiệt hại, trong đó 23ha bị gẫy, đổ từ 70% đến 90% số cây; diện tích còn lại gẫy đổ 30-50%.

Lào Cai: Lũ quét kinh hoàng khiến 15 người chết, nhiều người mất tích

Sáng nay 10/9, trận lũ quét kinh hoàng xảy ra tại xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai đã vùi lấp toàn bộ một thôn có 35 hộ dân, với 128 khẩu, khiến 15 người chết, nhiều người mất tích.

Hà Nội phát lệnh báo động lũ cấp 2 trên sông Hồng

Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn TP Hà Nội ban hành lệnh báo động lũ cấp 2 trên sông Hồng với mực nước là 10,5 m.

Vỡ đê sông Lô đoạn qua huyện Sơn Dương, Tuyên Quang

Tối 10/9/2024, ông Giang Tuấn Anh, Chủ tịch UBND huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang thông tin, đoạn đê sông Lô qua xã Quyết Thắng đã bị vỡ do nước sông lên cao. Hiện nay, công tác vá đê đang được gấp rút triển khai.

Hà Nội ban hành lệnh báo động 1 trên sông Hồng

Sáng 10-9, Ban Chỉ huy PCTT và TKCN thành phố Hà Nội ban hành lệnh số 53/L-BCH, báo động I trên sông Hồng.

Công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai trên địa bàn tỉnh Lào Cai

Trước tình hình thiên tai nghiêm trọng, sáng 9/9, Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai ban hành Quyết định số 2285/QĐ-UBND công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai để ứng phó với tình hình lũ quét, sạt lở đất và ngập úng trên địa bàn tỉnh.