moitruongplus Ngày 19/2, Sở Tài nguyên và Môi trường Đà Nẵng vừa phát động lễ ra quân vệ sinh môi trường đầu năm 2022 và tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm trên địa bàn thành phố.

Ngày 19/2, tại khu vực vực cầu cảng Âu thuyền Thọ Quang (quận Sơn Trà), Sở Tài nguyên và Môi trường TP Đà Nẵng phát động Lễ ra quân vệ sinh môi trường đầu năm 2022 và tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch bênh truyền nhiễm trên địa bàn thành phố. Đây là hoạt động nhằm hưởng ứng "Năm thích ứng an toàn, kiểm soát hiệu quả Covid-19” và góp phần xây dựng thành phố môi trường.
Ông Tô Văn Hùng - Giám đốc Sở TN&MT TP Đà Nẵng cho biết, hoạt động ra quân triển khai công tác bảo vệ môi trường năm 2022 là một sự kiện khởi đầu cho toàn bộ chương trình bảo vệ môi trường của thành phố trong năm 2022.

Theo ông Hùng, Đề án xây dựng Đà Nẵng - thành phố môi trường trong giai đoạn 2 được thực hiện trong 2021 đến 2025 đã cụ thể hóa thành từng kế hoạch hằng năm. Bên cạnh tiếp tục các chương trình có hiệu quả như "Ngày Chủ nhật xanh - sạch - đẹp", Ra quân tình nguyện vì thành phố môi trường, Đà Nẵng sẽ tập trung xử lý những điểm có nguy cơ ô nhiễm cao trong năm 2022.

Nghi thức thả chim bồ câu phát động ra quân vệ sinh môi trường đầu năm 2022 và tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm trên địa bàn TP Đà Nẵng.

"Lễ ra quân vệ sinh môi trường là sự kiện khởi đầu cho toàn bộ chương trình, hoạt động môi trường của thành phố trong năm 2022. Chúng tôi mong muốn sự kiện sẽ lan tỏa tới tiểu thương, ngư dân và người dân cùng tham gia bằng những hành động thiết thực, góp phần bảo vệ môi trường khu vực nói riêng và môi trường thành phố nói chung, cùng nhau đóng góp vào mục tiêu 'Xây dựng Đà Nẵng - Thành phố môi trường” giai đoạn 2021 - 2030.

Khi luật bảo vệ môi trường có hiệu lực vào 1/1/2022, việc nâng cao nhận thức của người dân trong công tác bảo vệ môi trường, phân loại rác tại nguồn rất có ý nghĩa. Trong tình hình dịch bệnh hiện nay, người dân bảo vệ môi trường cũng là bảo vệ an toàn sức khỏe, khả năng phòng chống dịch cho chính bản thân", Giám đốc Sở TN&MT TP Đà Nẵng Tô Văn Hùng chia sẻ.

Chương trình có sự đồng hành tích cực của Trung tâm An toàn Môi trường và Hóa học (CENTEC) thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật thành phố Đà Nẵng, cùng sự tham gia của các đơn vị như Công ty Cổ phần Môi trường đô thị Đà Nẵng, Công ty Cổ phần Môi trường đô thị Hà Nội – Chi Nhánh Đà Nẵng.

Tại lễ ra quân, ông Bùi Văn Xuân - Giám đốc điều hành Trung tâm An toàn Môi trường và Hóa học cho biết, với mục tiêu trở thành lực lượng có năng lực của thành phố "4 tại chỗ - 3 sẵn sàng”, ứng dụng các kết quả đã nghiên cứu khoa học và công nghệ về hóa học, môi trường và an toàn phòng cháy chữa chạy, cứu nạn cứu hộ, đặc biệt là công tác ứng phó sự cố môi trường (sự cố chất thải y tế, sự cố tràn dầu, sự cố hóa chất….), góp phần cho thành công của Đề án "Xây dựng Đà Nẵng - Thành phố môi trường” giai đoạn 2021 - 2030; đồng thời kết nối xây dựng nguồn lực, sức mạnh, trí tuệ của các nhà khoa học, nhân lực của địa phương nhằm phục vụ cho cộng đồng, cho xã hội tại TP Đà Nẵng, Trung tâm An toàn Môi trường và Hóa học đăng ký phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường Đà Nẵng triển khai 2 chương trình lớn về vệ sinh môi trường, gồm: chương trình phi lợi nhuận đồng hành "Xây dựng Đà Nẵng - Thành phố môi trường” không có mùi; thiết lập hệ thống phản ứng nhanh trong thành phố (Citiq - Citi Quick Response) đầu tiên tại Việt Nam, với sự phối hợp chặt chẽ từ chính quyền, cơ quan quản lý đến đơn vị cung cấp dịch vụ.

Cụ thể, chương trình phi lợi nhuận đồng hành "Xây dựng Đà Nẵng - Thành phố môi trường” không có mùi được thực hiện thông qua phương pháp ứng dụng công nghệ bọc phân tử, 100% hữu cơ, an toàn và thân thiện với môi trường, không hóa chất, không độc hại vào trong công tác xử lý làm sạch môi trường (nước, đất, không khí….), từ các nguồn phát thải như bãi rác, nhà máy xử lý rác thải, Âu thuyền và Cảng cá Thọ Quang, các cống nước thải, khu công nghiệp, nơi công cộng, bệnh viện, trường học… Hệ thống phản ứng nhanh trong thành phố (Citiq - Citi Quick Response) có chức năng trực ứng phó sự cố môi trường (rác thải y tế, tràn dầu, hóa chất…), phun khử khuẩn phòng ngừa Covid-19 tại các khu vực y tế, điểm cách ly, bệnh viện, các điểm có nguy cơ xảy ra sự cố… bằng sản phẩm công nghệ bọc phân tử, 100% hữu cơ, an toàn và thân thiện với môi trường; sẵn sàng huy động nguồn lực ứng phó sự cố môi trường theo chỉ đạo của Sở Tài nguyên và Môi trường và các cơ quan chức năng của UBND thành phố.

Theo ghi nhận của PV, ngay sau lễ phát động, Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp Trung tâm An toàn môi trường và hóa học (CENTEC) thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật thành phố Đà Nẵng tiến hành phun khử trùng, khử khuẩn, khử mùi, bảo vệ môi trường, phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm tại khu vực âu thuyền và cảng cá Thọ Quang, điểm tập kết rác thải ở ngã ba tuyến đường Bùi Quốc Hưng - Phạm Văn Xảo, Trung tâm Chế biến gia súc gia cầm Đà Nẵng (lò mổ Đà Sơn), chợ Nại Hiên Đông, hồ E1 (phường Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ), Nhà máy giấy Tân Long (Khu công nghiệp Hòa Khánh), Công ty TNHH Bắc Đẩu.

Đồng thời, Công ty CP Môi trường đô thị Đà Nẵng, Công ty TNHH Môi trường đô thị Hà Nội - Chi Nhánh Đà Nẵng và các công ty, doanh nghiệp ở Khu công nghiệp dịch vụ thủy sản Thọ Quang cũng đồng loạt ra quân tổng vệ sinh môi trường trên các tuyến đường, vỉa hè, góp phần xây dựng môi trường thành phố Đà Nẵng xanh, sạch, đẹp...

Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác

scdsfds
èd
sdff
fdsdf

Động đất tại Hà Nội, nhiều khu vực cảm nhận rung lắc

Sáng 25/3, Viện trưởng Viện Vật lý địa cầu Nguyễn Xuân Anh cho biết, vào hồi 8h5 tại vị trí khu vực huyện Mỹ Đức (Hà Nội) đã xảy ra một trận động đất mạnh 4 độ richter.

Bắc Giang: Triển khai các giải pháp cải thiện kết quả thực hiện Bộ chỉ số đánh giá về môi trường

UBND tỉnh Bắc Giang vừa ban hành Kế hoạch số 17/KH-UBND về việc triển khai các giải pháp cải thiện kết quả thực hiện Bộ chỉ số đánh giá kết quả bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh.

EEA: Châu Âu cần hành động nhiều hơn để tránh hậu quả do biến đổi khí hậu

Cơ quan Môi trường châu Âu (EEA) mới đây cảnh báo châu Âu có thể phải gánh chịu hậu quả "thảm khốc” do biến đổi khí hậu.

Bắc Cực trước nguy cơ không còn băng chỉ trong 10 năm tới

Bắc Cực đứng trước nguy cơ chỉ còn nước trong những tháng hè kể từ năm 2035 do khí thải từ nhiên liệu hóa thạch.

WHO: Ô nhiễm và khủng hoảng khí hậu làm gia tăng gánh nặng bệnh tật

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo các tình trạng khẩn cấp về khí hậu cùng với ô nhiễm môi trường đang diễn ra làm gia tăng gánh nặng bệnh tật, đặc biệt là ở Nam bán cầu.

Biến đổi khí hậu: Canada đang trải qua một mùa Đông thất thường

Canada đang trải qua một mùa Đông khác lạ so với các năm trước, khi nền nhiệt ở nhiều vùng trong thời gian qua ấm hơn so với bình thường và một đợt lạnh sâu đã xuất hiện.