moitruongplus Đầu năm 2022, tại nhiều đoạn kênh rạch nối từ quốc lộ 62 ra sông Vàm Cỏ Tây, tỉnh Long An bị thu hẹp do cây cối, cỏ hoang và rác thải bừa bộn hai bên bờ kênh.


Đặc biệt, vào những năm gần đây, tình trạng đổ kè lấn sông, xây dựng bến bãi lên xuống hàng hóa của các doanh nghiệp xay xát lúa gạo đã manh nha xuất hiện và có chiều hướng phổ biến

Chỉ một đoạn kênh cặp sát Công ty Vạn Phát, dài khoảng 300m, nối từ Quốc lộ 62, thuộc địa bàn ấp 1, xã Tân Tây, huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An ra sông Vàm Cỏ Tây đã bị chiếm dụng không thương tiếc.

Ngay từ đầu cống quốc lộ 62, rác thải và cây cối hoang dã đã phủ kín mặt kênh. Dù là giữa khu dân cư đang sinh sống nhưng người ta cứ tưởng như đoạn kênh đã bị bỏ hoang từ lâu, không dấu chân người.

Càng vào sâu bên trong, tình trạng cây cối hoang sơ đã được thay thế bằng hàng loạt bến bãi xây kiên cố, bao chiếm gần hết mặt kênh. Cư dân địa phương cho biết, vào các ngày ghe xuồng vào "ăn hàng”, mặt sông gần như là lãnh địa riêng của các nhà máy xay xát lúa gạo. Họ ngang nhiên chiếm dụng mặt sông làm nơi tập kết và lên xuống hàng hóa, không còn một chỗ để ghe xuồng khác qua lại.

Nổi bật nhất trên đoạn kênh là bến bãi lên xuống hàng hóa của một doanh nghiệp tư nhân có tên là U. D. Gần 100m đường sông, nơi đặt nhà máy xay xát lúa gạo, hầu như bị "bao chiếm” toàn bộ

Đây là bến bãi khá kiên cố, được xây dựng bằng bê tông cốt thép ngay trên lòng kênh và trải dài suốt hàng chục mét. Và việc chiếm dụng lòng sông làm "của riêng” của doanh nghiệp này đã kéo dài từ nhiều năm nay

Không chỉ lấn sông, trước đây, vào tháng 3/2020, doanh nghiệp tư nhân U. D này bị người dân xung quan phản ánh vì xay xát lúa gạo ngày đêm gây khói bụi mù mịt, ô nhiễm nghiêm trọng môi trường sống của họ. 

Dù người dân đã nhiều lần khiếu nại nhưng đến nay, công ty xay xát lúa gạo này vẫn không có biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường. 

Người dân cho biết, dù ở cách cơ sở một đoạn mà bụi vẫn bay vào đầy nhà. Vào vụ lúa, tiếng máy xay xát lúa từ cơ sở rầm rập cả ngày lẫn đêm, bụi trấu, cám vung vãi phủ vào các nhà dân lân cận, trẻ con của các gia đình sống gần cơ sở này bị ngứa và mắc các bệnh về đường hô hấp. Doanh nghiệp nên nghĩ đến cuộc sống người dân và tham gia bảo vệ môi trường. Làm kiểu này bỏ mặc người dân ở đây phải sống chung với ô nhiễm bụi bẩn, tiếng ồn đến ăn ngủ không được. Người dân nhiều lần báo cáo lên xã nhưng vẫn chưa được quan tâm xử lý.

Khoản 2 Điều 3 Luật Giao thông đường thủy nội địa quy định: "Luồng chạy tàu thuyền là vùng nước được giới hạn bằng hệ thống báo hiệu đường thủy nội địa để phương tiện đi lại thông suốt, an toàn”.

Phạm vi hành lang bảo vệ luồng đường thủy nội địa quy định tại Khoản 4 điều 16 của Luật Giao thông đừơng thủy nội địa được xác định từ mép luồng trở ra mỗi phía và theo cấp kỹ thuật đường thủy nội địa, 

Phạm vi hành lang bảo vệ luồng đường thủy nội địa trong trường hợp luồng nằm sát bờ được tính từ mép bờ tự nhiên trở vào phía bờ ít nhất là 5 m; trường hợp luồng nằm trong khu vực thành phố, thị xã, thị trấn thì phạm vi hành lang bảo vệ luồng là chỉ giới đường đỏ theo quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Như vậy, việc "bao chiếm” lòng sông và bờ sông của các nhà máy xay xát lúa chẳng những vi phạm nghiêm trọng Luật Gia thông đường thủy nội địa mà còn ảnh hưởng lớn đến việc vận chuyển đi lại và cuộc sống của người dân xung quanh.

Với những gì "mắt thấy tai nghe” trên đây, chúng tôi mong rằng chính quyền địa phương sớm có biện pháp chấn chỉnh tình trạng "bao chiếm” kênh rạch này, đồng thời lắng nghe ý kiến phản ánh của người dân xung quanh khu vực nhà máy xay xát gạo nói trên làm căn cứ kiểm tra, xác minh tại các nhà máy để sớm có câu trả lời với công chúng.

Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác

scdsfds
èd
sdff
fdsdf

Động đất tại Hà Nội, nhiều khu vực cảm nhận rung lắc

Sáng 25/3, Viện trưởng Viện Vật lý địa cầu Nguyễn Xuân Anh cho biết, vào hồi 8h5 tại vị trí khu vực huyện Mỹ Đức (Hà Nội) đã xảy ra một trận động đất mạnh 4 độ richter.

Bắc Giang: Triển khai các giải pháp cải thiện kết quả thực hiện Bộ chỉ số đánh giá về môi trường

UBND tỉnh Bắc Giang vừa ban hành Kế hoạch số 17/KH-UBND về việc triển khai các giải pháp cải thiện kết quả thực hiện Bộ chỉ số đánh giá kết quả bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh.

EEA: Châu Âu cần hành động nhiều hơn để tránh hậu quả do biến đổi khí hậu

Cơ quan Môi trường châu Âu (EEA) mới đây cảnh báo châu Âu có thể phải gánh chịu hậu quả "thảm khốc” do biến đổi khí hậu.

Bắc Cực trước nguy cơ không còn băng chỉ trong 10 năm tới

Bắc Cực đứng trước nguy cơ chỉ còn nước trong những tháng hè kể từ năm 2035 do khí thải từ nhiên liệu hóa thạch.

WHO: Ô nhiễm và khủng hoảng khí hậu làm gia tăng gánh nặng bệnh tật

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo các tình trạng khẩn cấp về khí hậu cùng với ô nhiễm môi trường đang diễn ra làm gia tăng gánh nặng bệnh tật, đặc biệt là ở Nam bán cầu.

Biến đổi khí hậu: Canada đang trải qua một mùa Đông thất thường

Canada đang trải qua một mùa Đông khác lạ so với các năm trước, khi nền nhiệt ở nhiều vùng trong thời gian qua ấm hơn so với bình thường và một đợt lạnh sâu đã xuất hiện.