moitruongplus Hàng chục nghìn tấn rác thải y tế từ đại dịch Covid-19 đang gây sức ép lớn đối với hệ thống quản lý rác thải y tế toàn cầu.

Báo cáo mới nhất của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết, hàng chục nghìn tấn rác thải y tế từ đại dịch Covid-19 đang gây sức ép lớn đối với hệ thống quản lý rác thải y tế toàn cầu, đe dọa sức khỏe con người và môi trường, đặt ra nhu cầu cấp thiết phải cải thiện các phương thức quản lý chất thải y tế.

Phân tích của WHO dựa trên khoảng 87.000 tấn thiết bị bảo vệ cá nhân (PPE) đã được mua sắm từ tháng 3/2020 - 11/2021, được vận chuyển đến các quốc gia ứng phó khẩn cấp với Covid-19, thông qua 1 sáng kiến chung của Liên Hợp quốc. Hầu hết các thiết bị này được cho là đã trở thành phế thải.

Rác thải y tế từ việc chống dịch Covid-19 đặt ra mối đe dọa lớn cho sức khỏe người dân và môi trường. (Ảnh: Reuters)

Báo cáo chỉ cung cấp số liệu ban đầu về quy mô của chất thải Covid-19, không tính đến bất kỳ mặt hàng nào mà các nước mua thêm ngoài sáng kiến. Theo đó, hơn 140 triệu bộ dụng cụ xét nghiệm, có khả năng tạo ra 2.600 tấn chất thải không lây nhiễm (chủ yếu là nhựa) và 731.000 lít chất thải hóa học (tương đương 1/3 bể bơi cỡ Olympic). Trong khi hơn 8 tỷ liều vaccine đã được sử dụng trên toàn cầu, tạo ra 144.000 tấn chất thải bổ sung dưới dạng ống tiêm, kim tiêm và hộp an toàn.

Hiện nay, 30% cơ sở y tế (trong đó 60% ở các nước kém phát triển nhất) không được trang bị để xử lý lượng chất thải hiện có. Điều này có khả năng tác động đến cộng đồng sinh sống gần các bãi chôn lấp quản lý kém và các khu xử lý chất thải, thông qua không khí bị ô nhiễm do đốt chất thải, chất lượng nước kém hoặc mang mầm bệnh.

TS. Margaret Montgomery - chuyên gia về nước sạch, vệ sinh và y tế của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đưa ra một số đề xuất vừa có thể bảo vệ và ngăn ngừa Covid-19, vừa có thể bảo vệ môi trường. "Trước hết cần giảm sử dụng các thiết bị y tế không thiết yếu, tái sử dựng những sản phẩm nếu an toàn như khẩu trang. Vấn đề thứ 3 là đầu tư nhiều hơn vào hệ thống chất thải và công nhân xử lý chất thải, để đảm bảo vấn đề này được giải quyết an toàn và bền vững”, TS. Margaret Montgomery chỉ rõ.

Báo cáo cũng đưa ra một loạt các khuyến nghị để tích hợp các biện pháp an toàn và bền vững hơn với môi trường trong chiến lược ứng phó Covid-19. Ngoài ra, Liên Hợp quốc cũng đề ra các nhiệm vụ để thực hiện vấn đề rác thải y tế kể cả giai đoạn hậu Covid-19 cũng như trong các trường hợp khẩn cấp y tế khác trong tương lai./.

Theo VOV

Các tin khác

scdsfds
èd
sdff
fdsdf

Động đất tại Hà Nội, nhiều khu vực cảm nhận rung lắc

Sáng 25/3, Viện trưởng Viện Vật lý địa cầu Nguyễn Xuân Anh cho biết, vào hồi 8h5 tại vị trí khu vực huyện Mỹ Đức (Hà Nội) đã xảy ra một trận động đất mạnh 4 độ richter.

Bắc Giang: Triển khai các giải pháp cải thiện kết quả thực hiện Bộ chỉ số đánh giá về môi trường

UBND tỉnh Bắc Giang vừa ban hành Kế hoạch số 17/KH-UBND về việc triển khai các giải pháp cải thiện kết quả thực hiện Bộ chỉ số đánh giá kết quả bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh.

EEA: Châu Âu cần hành động nhiều hơn để tránh hậu quả do biến đổi khí hậu

Cơ quan Môi trường châu Âu (EEA) mới đây cảnh báo châu Âu có thể phải gánh chịu hậu quả "thảm khốc” do biến đổi khí hậu.

Bắc Cực trước nguy cơ không còn băng chỉ trong 10 năm tới

Bắc Cực đứng trước nguy cơ chỉ còn nước trong những tháng hè kể từ năm 2035 do khí thải từ nhiên liệu hóa thạch.

WHO: Ô nhiễm và khủng hoảng khí hậu làm gia tăng gánh nặng bệnh tật

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo các tình trạng khẩn cấp về khí hậu cùng với ô nhiễm môi trường đang diễn ra làm gia tăng gánh nặng bệnh tật, đặc biệt là ở Nam bán cầu.

Biến đổi khí hậu: Canada đang trải qua một mùa Đông thất thường

Canada đang trải qua một mùa Đông khác lạ so với các năm trước, khi nền nhiệt ở nhiều vùng trong thời gian qua ấm hơn so với bình thường và một đợt lạnh sâu đã xuất hiện.