moitruongplus Mới đây, Viện Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường thuộc Bộ Y tế đã có công văn số 16/SKNN&MT V/v góp ý về đổi tên Đề án “Lộ trình dừng sử dụng amiang trắng để sản xuất tấm lợp amiang từ năm 2023.

Cụ thể, Viện Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường nhận được công văn số 02/MT-LĐ ngày 6/01/2022 của Cục Quản lý môi trường y tế về việc đề xuất đổi tên Đề án "Lộ trình dừng sử dụng amiang trắng để sản xuất tấm lợp amiang từ năm 2023”, kèm theo Công văn số 9613/VPCP-CN ngày 30/12/2021 của Văn phòng Chính phủ về việc Đề xuất đổi tên Đề án "Tăng cường công tác quản lý và sử dụng amiang trắng trong sản xuất vật liệu xây dựng” vả Công văn số 5379/BXD-VLXD ngày 24/12/2021 của Bộ Xây dựng, Viện Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường, trả lời như sau:

Thứ nhất: Lý do của Bộ Xây dựng đưa ra là "chưa có bằng chứng cụ thể về ảnh hưởng đến sức khỏe của người sử dụng tấm lợp có chứa sợi Amiăng trắng” để đề nghị tiếp tục sử dụng có kiểm soát Amiăng trắng là chưa thuyết phục.

Trên thế giới, ngày cả các nước xuất khẩu nhiều amiăng như Liên Bang Nga đã công nhận mọi loại amiăng kẻ cả Amiăng trắng đểu có khả năng gây ung thư cho người sản xuất, thì người tiêu dùng phơi nhiễm amiang trắng có lý do gì mà không bị ?

Ảnh: Internet
Trong đợt đi tham quan học hỏi kinh nghiệm của Nhật Bản và Hàn Quốc cấm sử dụng amiăng của Đoàn cán bộ chính phủ, Quốc hội, Bộ xây dựng, Bộ Y tế đều đã chứng kiến những hình ảnh đau lòng mà người dân nước họ đã phải chịu hậu quả do Amiăng gây ra sau 20-30 nàm, thậm chí sau 40-50 năm, như vậy người tiêu dùng sẽ bị ảnh hưởng muộn hơn, đặc biệt con, cháu của họ mới là người chịu tác hại vì vật liệu này sau nhiều năm mới bị lão hóa khi đó phát tán sợi amiăng vào trong không khí, hơn nữa những tấm lợp amiăng không dùng nữa sẽ trở thành chất thải phát tán vào môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng. Đã có nhiều vụ án nổi tiếng trên thế giới về amiang gây ung thư ở người tiêu dùng như ở Mỹ, hãng dược lớn nhất nước nảy lả Johnson&Johnson đà phải đền bù ban đầu là 3,9 tỷ Đô la sau được tòa án tối cao rút xuống còn 2,3 tỷ Đô la cho những bé gái sử dụng phấn rôm chứa hàm có chứa một lượng nhỏ amiăng trắng gây ung thư buồng trứng;

Thứ hai là có nhiều vật liệu xây dựng thay thế giá chỉ đắt hơn một ít so với tấm lợp fibro-xi-măng. tấm lợp này được đánh giá là không ảnh hưởng đến sức khỏe, Nhật Bản sẵn sàng giúp đỡ chuyển giao công nghệ cho chúng ta;

Thứ ba là hai nước Nhật Bản và Hàn Quốc đã cấm đều khuyên chúng ta không theo vết xe đổ của họ, chính sự chậm chễ trong cấm sử dụng amiăng mà họ đã phải gánh chịu hậu quả dẫn đến nhiêu ngày càng nhiều người dân bị ung thư do amiăng trắng gây ra vả đặc biệt tốn kém kinh phí rất lớn cho việc thay thế tấm lợp mới và thu gom xử lý tấm lợp fibro-xi-măng.

Vì vậy, Viện Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường đề nghị cần có lộ trình cụ thể để chuẩn bị kế hoạch, nguồn lực để chuyển đối sang các vật liệu khác thay thế và xử lý rác thải fibro-xi măng, hậu quả do amiăng trắng gây ra và cuối cùng là cấm nhập khẩu, sản xuất và sử dụng Amiăng và đề nghị vẫn giữ nguyên tên Đề án "Lộ trình dừng sử dụng amiang trắng để sản xuất tấm lợp amiang từ năm 2023” đã được Thủ tướng phê duyệt./.


Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác

scdsfds
èd
sdff
fdsdf

Động đất tại Hà Nội, nhiều khu vực cảm nhận rung lắc

Sáng 25/3, Viện trưởng Viện Vật lý địa cầu Nguyễn Xuân Anh cho biết, vào hồi 8h5 tại vị trí khu vực huyện Mỹ Đức (Hà Nội) đã xảy ra một trận động đất mạnh 4 độ richter.

Bắc Giang: Triển khai các giải pháp cải thiện kết quả thực hiện Bộ chỉ số đánh giá về môi trường

UBND tỉnh Bắc Giang vừa ban hành Kế hoạch số 17/KH-UBND về việc triển khai các giải pháp cải thiện kết quả thực hiện Bộ chỉ số đánh giá kết quả bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh.

EEA: Châu Âu cần hành động nhiều hơn để tránh hậu quả do biến đổi khí hậu

Cơ quan Môi trường châu Âu (EEA) mới đây cảnh báo châu Âu có thể phải gánh chịu hậu quả "thảm khốc” do biến đổi khí hậu.

Bắc Cực trước nguy cơ không còn băng chỉ trong 10 năm tới

Bắc Cực đứng trước nguy cơ chỉ còn nước trong những tháng hè kể từ năm 2035 do khí thải từ nhiên liệu hóa thạch.

WHO: Ô nhiễm và khủng hoảng khí hậu làm gia tăng gánh nặng bệnh tật

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo các tình trạng khẩn cấp về khí hậu cùng với ô nhiễm môi trường đang diễn ra làm gia tăng gánh nặng bệnh tật, đặc biệt là ở Nam bán cầu.

Biến đổi khí hậu: Canada đang trải qua một mùa Đông thất thường

Canada đang trải qua một mùa Đông khác lạ so với các năm trước, khi nền nhiệt ở nhiều vùng trong thời gian qua ấm hơn so với bình thường và một đợt lạnh sâu đã xuất hiện.