moitruongplus Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa có Công điện đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố khu vực Bắc Bộ triển khai các giải pháp ứng phó với mưa lớn.

Trong những ngày vừa qua, do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 2, khu vực Bắc Bộ đã xảy ra mưa lớn trên diện rộng, lũ, ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất gây thiệt hại nghiêm trọng về người, tài sản, cơ sở hạ tầng và hoạt động sản xuất.

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, từ đêm 28-7 đến 31-7, khu vực Bắc Bộ có khả năng xảy ra mưa vừa, mưa to, cục bộ có nơi mưa rất to, trong đó khu vực vùng núi và trung du lượng mưa phổ biến từ 70-200mm, cục bộ có nơi trên 250mm, khu vực đồng bằng có 50-100mm, cục bộ có nơi trên 150mm.


Từ đêm 28-7 đến 31-7, khu vực Bắc Bộ có khả năng xảy ra mưa vừa, mưa to, cục bộ có nơi mưa rất to. (Ảnh: Internet)

Để chủ động ứng phó với diễn biến của mưa lớn, nguy cơ lũ quét, sạt lở đất, lũ, ngập lụt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố khu vực Bắc Bộ huy động lực lượng khẩn trương khắc phục hậu quả đợt mưa lũ vừa qua.

Triển khai lực lượng xung kích kiểm tra, rà soát các khu dân cư ven sông, suối, khu vực thấp trũng, có nguy cơ cao xảy ra ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất để chủ động khơi thông dòng chảy, tổ chức di dời, sơ tán người dân khi có tình huống xảy ra.

Tổ chức lực lượng canh gác, kiểm soát, hỗ trợ, hướng dẫn bảo đảm giao thông an toàn cho người và phương tiện, nhất là tại các ngầm, tràn, khu vực ngập sâu, nước chảy xiết, khu vực đã xảy ra sạt lở hoặc có nguy cơ xảy ra sạt lở; kiên quyết không cho người và phương tiện qua lại nếu không bảo đảm an toàn; không để xảy ra thiệt hại đáng tiếc về người do bất cẩn, chủ quan; bố trí lực lượng, vật tư, phương tiện để khắc phục sự cố, đảm bảo giao thông thông suốt trên các trục giao thông chính khi xảy ra mưa lớn.

Tổ chức vận hành và triển khai phương án đảm bảo an toàn các hồ chứa và hạ du, đặc biệt là các hồ chứa thủy điện nhỏ, hồ thủy lợi xung yếu, công trình đang thi công; bố trí lực lượng thường trực để vận hành điều tiết và sẵn sàng xử lý các tình huống có thể xảy ra.

Sẵn sàng phương án phòng chống lũ, đảm bảo an toàn đê điều theo cấp báo động. Kiểm tra, rà soát, triển khai công tác đảm bảo an toàn đối với các hầm mỏ, khu khai thác khoáng sản. Sẵn sàng phương án tiêu nước chống úng bảo vệ sản xuất, khu công nghiệp, khu đô thị.

Sẵn sàng lực lượng, phương tiện để cứu hộ, cứu nạn khi có yêu cầu. Trực ban nghiêm túc, thường xuyên báo cáo về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (qua Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai).

Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác

fdfdf
fsfds
fefr
fs

Nhiều địa phương miền Bắc thiệt hại do mưa lũ

Trong 2 ngày 24 – 25/8, mưa lũ đã gây nhiều thiệt hại tại các tỉnh: Hà Giang, Cao Bằng, Điện Biên, Thanh Hoá, Hà Nội...

Cần Thơ: Sạt lở đất vùi lấp 2 công nhân tại công trình cầu Trần Hoàng Na

Vụ sạt lở xảy ra khi nhóm công nhân đang thi công công trình cống dân sinh dưới gầm cầu Trần Hoàng Na (Ninh Kiều, Cần Thơ), khiến 2 người bị đất đá vùi lấp.

New Zealand: Núi lửa White Island phun trào, nhiều chuyến bay bị hủy bỏ

Núi lửa White Island ở New Zealand đã hoạt động trở lại vào ngày 22/8. Tro bụi do hoạt động của núi lửa ảnh hưởng đến hoạt động hàng không của nước này.

Sự bất bình đẳng trong tác động do biến đổi khí hậu

Nhà phân tích khí hậu Friederike Otto vừa lên tiếng cảnh báo về sự bất bình đẳng trong tác động của nắng nóng cực đoan, cùng với hàng ngàn ca tử vong không được báo cáo tại các quốc gia và cộng đồng nghèo.

Thanh Hóa: Biển xâm thực khoét sâu vào đường giao thông

Do ảnh hưởng của triều cường, sóng lớn với tần suất cao đoạn bờ biển dài hơn 1km ở xã Hoằng Trường (huyện Hoằng Hóa, Thanh Hóa) đang bị xâm thực, sập bờ kè, cuốn trôi nhiều cây phi lao và khoét sâu vào đường giao thông trong khu du lịch.

Nhật Bản: Cảnh báo nguy cơ say nắng ngay cả khi ở trong bể bơi

Giới chuyên gia cảnh Nhật Bản báo nguy cơ say nắng vẫn tồn tại ngay cả khi ngâm mình trong bể bơi.