moitruongplus Sở Xây dựng Hà Nội lên phương án đưa rác thải ở 17 quận, huyện của Hà Nội về Khu xử lý Xuân Sơn và Nhà máy điện rác Sóc Sơn. Một số nơi phải thực hiện lưu chứa rác tại địa bàn.

Ngày 2/11, Sở Xây dựng Hà Nội đã thống nhất với Công ty TNHH một thành viên Môi trường đô thị Hà Nội (URENCO) - đơn vị chịu trách nhiệm quản lý, vận hành bãi rác Nam Sơn - tạm dừng tiếp nhận, xử lý rác để phòng ngừa sự cố.

Đồng thời, đơn vị thực hiện tạm thời phân luồng rác địa bàn 12 quận, 5 huyện (Thanh Trì, Gia Lâm, Đông Anh, Sóc Sơn, Mê Linh) về Nhà máy Điện rác Sóc Sơn và Khu Xử lý chất thải rắn Xuân Sơn (thị xã Sơn Tây và huyện Ba Vì). Thời gian thực hiện phân luồng bắt đầu từ hôm nay (2/11) cho đến khi có thông báo mới.


Theo thống kê của Sở Xây dựng Hà Nội, số rác thải sinh hoạt của người dân TP là trung bình 5.000 tấn/ngày. Bãi rác Nam Sơn xử lý hơn 4.000 tấn theo hình thức chôn lấp. 

Theo đó, Nhà máy Điện rác Sóc Sơn tiếp nhận khoảng 1.005 tấn rác thải/ngày từ các quận: Tây Hồ, Cầu Giấy, Nam Từ Liêm, Hà Đông, Long Biên. Trong đó, các quận Hà Đông, Long Biên, mỗi quận được phân luồng vận chuyển 100 tấn rác/ngày về Nhà máy Điện rác Sóc Sơn, số còn lại sẽ thực hiện lưu chứa tại địa bàn.

Khu xử lý chất thải rắn Xuân Sơn tiếp nhận khoảng 1.449 tấn/ngày, từ các quận: Hoàn Kiếm, Ba Đình, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Hoàng Mai, Bắc Từ Liêm. Trong đó, quận Hoàng Mai được phân luồng về Xuân Sơn 200 tấn/ngày; quận Bắc Từ Liêm khoảng 150 tấn/ngày, còn lại thực hiện lưu chứa tại địa bàn.

Nhà máy đốt rác Thành Công (nằm trong Khu xử lý chất thải rắn Xuân Sơn) tiếp nhận 385 tấn rác/ngày của quận Thanh Xuân. Đối với 5 huyện (Thanh Trì, Gia Lâm, Đông Anh, Sóc Sơn, Mê Linh), thực hiện lưu chứa tạm thời tại địa bàn.

Để đề phòng sự cố và thời tiết xấu những ngày tiếp theo, Sở Xây dựng Hà Nội yêu cầu trong quá trình lưu chứa, các huyện cần thực hiện che phủ bạt, phun khử mùi, kiểm soát nước rác nhằm đảm bảo vệ sinh môi trường. Dự kiến, việc phân luồng trên sẽ kéo dài 2-3 ngày, sau đó Khu xử lý rác thải Nam Sơn sẽ tiếp nhận trở lại bình thường.

Đối với công tác vận hành khu xử lý, Sở Xây dựng đề nghị trạm xử lý nước rác của Công ty URENCO vận hành lại ngay từ 3/11 với công suất trên 1.000 m3/ngày đêm. Công ty phải chịu trách nhiệm nếu để chậm vận hành xử lý nước rác, làm ảnh hưởng đến hoạt động của khu xử lý.

Theo thống kê của Sở Xây dựng Hà Nội, số rác thải sinh hoạt của người dân TP là trung bình 5.000 tấn/ngày. Bãi rác Nam Sơn xử lý hơn 4.000 tấn theo hình thức chôn lấp, còn lại bãi rác Xuân Sơn xử lý hơn 1.000 tấn rác theo hình thức đốt kết hợp chôn lấp.

Trước đó, Ban Duy tu các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị (Sở Xây dựng Hà Nội) thống nhất việc tạm dừng tiếp nhận, xử lý rác tại bãi rác Nam Sơn kể từ ngày 2/11. Quyết định dựa trên đề xuất của Công ty URENCO.

Nguyên nhân  là do mưa lớn kéo dài từ ngày 28/10 đến 1/11 với lượng 168 mm khiến các hồ chứa tại bãi rác Nam Sơn không còn chỗ chứa nước, dẫn đến phát sinh sự cố. Việc tạm dừng vận chuyển rác về khu vực này nhằm khắc phục sự cố ở các hồ chứa rác.

Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác

scdsfds
èd
sdff
fdsdf

Động đất tại Hà Nội, nhiều khu vực cảm nhận rung lắc

Sáng 25/3, Viện trưởng Viện Vật lý địa cầu Nguyễn Xuân Anh cho biết, vào hồi 8h5 tại vị trí khu vực huyện Mỹ Đức (Hà Nội) đã xảy ra một trận động đất mạnh 4 độ richter.

Bắc Giang: Triển khai các giải pháp cải thiện kết quả thực hiện Bộ chỉ số đánh giá về môi trường

UBND tỉnh Bắc Giang vừa ban hành Kế hoạch số 17/KH-UBND về việc triển khai các giải pháp cải thiện kết quả thực hiện Bộ chỉ số đánh giá kết quả bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh.

EEA: Châu Âu cần hành động nhiều hơn để tránh hậu quả do biến đổi khí hậu

Cơ quan Môi trường châu Âu (EEA) mới đây cảnh báo châu Âu có thể phải gánh chịu hậu quả "thảm khốc” do biến đổi khí hậu.

Bắc Cực trước nguy cơ không còn băng chỉ trong 10 năm tới

Bắc Cực đứng trước nguy cơ chỉ còn nước trong những tháng hè kể từ năm 2035 do khí thải từ nhiên liệu hóa thạch.

WHO: Ô nhiễm và khủng hoảng khí hậu làm gia tăng gánh nặng bệnh tật

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo các tình trạng khẩn cấp về khí hậu cùng với ô nhiễm môi trường đang diễn ra làm gia tăng gánh nặng bệnh tật, đặc biệt là ở Nam bán cầu.

Biến đổi khí hậu: Canada đang trải qua một mùa Đông thất thường

Canada đang trải qua một mùa Đông khác lạ so với các năm trước, khi nền nhiệt ở nhiều vùng trong thời gian qua ấm hơn so với bình thường và một đợt lạnh sâu đã xuất hiện.