moitruongplus Ðể triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp bảo vệ môi trường, UBND tỉnh Kiên Giang cũng yêu cầu UBND các huyện, thành phố có trách nhiệm xây dựng phương án xử lý rác thải sinh hoạt cụ thể đối với từng khu vực của xã đảo.
Nhặt rác trên bãi biển Phú Quốc. Ảnh: Internet
Theo thống kê, tổng lượng chất thải rắn phát sinh tại TP Phú Quốc khoảng 155 tấn/ngày-đêm và thu gom được hơn 90 tấn rác/ngày. Chất thải rắn sinh hoạt có đặc trưng là thành phần hữu cơ, dễ phân hủy, chiếm tỷ lệ cao, dao động từ 65-70% tổng lượng rác thải. Rác thải được Ban Quản lý công trình công cộng thu gom và vận chuyển tới các bãi rác tạm. Toàn TP Phú Quốc hiện có 4 bãi rác đều là các bãi rác lộ thiên chưa đảm bảo quy chuẩn môi trường. Ðối với các vùng ven, khu vực nông thôn của thành phố, khả năng thu gom vẫn còn hạn chế do thiếu nhân lực, trang thiết bị và điều kiện đi lại khó khăn. Ða số người dân tự thu gom rồi chôn, lấp, đốt bỏ; một bộ phận người dân thải trực tiếp ra kênh rạch, biển gây ảnh hưởng đến các phương tiện giao thông đường thủy, ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt và nuôi trồng thủy sản.
Với tốc độ phát triển kinh tế - xã hội như hiện nay, dự báo đến năm 2025 và 2030, tổng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trên địa bàn TP Phú Quốc lần lượt là 517 và 718 tấn/ngày. Theo Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Kiên Giang, đây là một thách thức lớn đối với tỉnh nói chung và Phú Quốc nói riêng. Do nguồn kinh phí để triển khai cơ sở xử lý chất thải rắn quá lớn, trong khi đó nguồn ngân sách nhà nước còn hạn hẹp không đủ để đầu tư. Hiện tỉnh cũng đã và đang kêu gọi đầu tư, kêu gọi vốn xã hội hóa để thực hiện đầu tư các cơ sở xử lý chất thải rắn.
Trước tình trạng lượng rác thải tăng cao, từ tháng 6-2019, Phú Quốc chọn ngày thứ bảy tuần đầu tiên của mỗi tháng thực hiện "Ngày vì môi trường Phú Quốc” với phương châm "Mỗi tổ chức, cá nhân một hành động vì môi trường đảo ngọc Phú Quốc thêm xanh, sạch, đẹp và an toàn, thân thiện”. "Ngày vì môi trường Phú Quốc” hằng tháng đã trở thành phong trào đi vào cuộc sống, vừa nâng cao nhận thức của cộng đồng về vệ sinh, bảo vệ môi trường, để Phú Quốc luôn khoác trên mình chiếc áo mới xanh, sạch, đẹp, tạo ấn tượng đẹp trong lòng du khách trong và ngoài nước.
Tại huyện đảo Kiên Hải, lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh ngày càng nhiều, ước tính tổng lượng rác thải toàn huyện phát sinh khoảng 14,6 tấn/ngày, phân bố đều ở 4 xã đảo. Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Kiên Giang cho biết công tác thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt của huyện do Ban Quản lý thu gom rác thải và vệ sinh môi trường thực hiện. Hiện số lượng chất thải rắn sinh hoạt được thu gom khoảng 10 tấn/ngày, đạt tỷ lệ khoảng 80%, lượng rác sau khi thu gom được đổ vào các bãi rác tạm. Ðối với các những nơi chưa được thu gom thì chính quyền tổ chức vận động, khuyến khích người dân không được xả xuống biển mà tự thu gom sau đó đốt hoặc chôn lấp.
Theo Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Kiên Giang, tỉnh cần tăng cường tổ chức thực hiện Luật Bảo vệ môi trường năm 2014, Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo năm 2015 và các văn bản hướng dẫn thực hiện luật; đổi mới công tác tập huấn, tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức, hình thành ý thức tự giác bảo vệ môi trường, bảo vệ tài nguyên biển, đảo, bảo tồn đa dạng sinh học cho các cơ quan, đoàn thể, các tổ chức chính trị - xã hội cũng như mọi tầng lớp nhân dân trên địa bàn các xã đảo. Các cấp lãnh đạo địa phương trên địa bàn tỉnh cần có cơ chế chính sách vận động, khuyến khích phương thức xã hội hóa, kêu gọi từ các nguồn vốn tổ chức phi Chính phủ đầu tư cho bảo vệ môi trường; tuyên truyền vận động phát huy các mô hình tình nguyện của các tổ chức, doanh nghiệp, công ty du lịch tham gia vào các phong trào, chiến dịch thu gom, xử lý rác, làm sạch biển trên các xã đảo. Ðẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra bảo vệ môi trường tại các cơ sở kinh doanh sản xuất tập trung; xử lý nghiêm tổ chức, cá nhân, các cơ sở vi phạm theo Nghị định số 155 ngày 18-11-2016 của Chính phủ quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường; tập trung giải quyết dứt điểm những vấn đề tồn tại về ô nhiễm môi trường gây bức xúc trong cộng đồng.
Ðể triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp bảo vệ môi trường, UBND tỉnh Kiên Giang cũng yêu cầu UBND các huyện, thành phố có trách nhiệm xây dựng phương án xử lý rác thải sinh hoạt cụ thể đối với từng khu vực của xã đảo (xác định rõ quy mô, diện tích, vị trí, công nghệ, tổ chức hoạt động xử lý rác hiệu quả, đồng bộ). Tại khu vực xã đảo, do quỹ đất của hộ gia đình, cá nhân không nhiều nên cần phải thu gom, vận chuyển, xử lý tập trung tại các lò đốt tập trung với quy mô công suất nhỏ đã được Nhà nước đầu tư cho các xã đảo. Ðồng thời giao Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường làm việc cụ thể với UBND các huyện, thành phố có đảo rà soát nhu cầu đầu tư và xem xét công nghệ lò đốt tại các xã đảo đảm bảo phù hợp với điều kiện thực tế, hiệu quả. Còn đối với lò đốt rác đang vận hành, yêu cầu kiểm tra, xem xét duy tu, khắc phục hạn chế (tổ chức; hình thức vận hành; đầu tư mở rộng thêm diện tích khu đốt và xử lý rác; sân phơi; hố chôn lấp tro xỉ sau đốt...) để đảm bảo tiếp tục vận hành đạt hiệu quả tốt.
Bên cạnh đó, Chi cục Biển và Hải đảo phối hợp với Chi cục Bảo vệ môi trường và các đơn vị liên quan hằng năm xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện tốt công tác tuyên truyền, tổ chức các hoạt động thiết thực, như: trưng bày sách về biển, đảo; soạn thảo, in ấn, phát cho người dân các sản phẩm tuyên truyền thân thiện với môi trường; các phong trào, chiến dịch thu gom, xử lý rác... Qua đó góp phần nâng cao nhận thức, ý thức, trách nhiệm của chính quyền các cấp và của cộng đồng dân cư về chủ quyền biển, đảo, bảo vệ môi trường, khai thác bền vững tài nguyên biển, đảo.
Do ảnh hưởng bão số 3 toàn tỉnh Bắc Ninh có 163,31 ha/555,65ha rừng trồng, chiếm 29,3% diện tích rừng bị thiệt hại, trong đó 23ha bị gẫy, đổ từ 70% đến 90% số cây; diện tích còn lại gẫy đổ 30-50%.
Sáng nay 10/9, trận lũ quét kinh hoàng xảy ra tại xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai đã vùi lấp toàn bộ một thôn có 35 hộ dân, với 128 khẩu, khiến 15 người chết, nhiều người mất tích.
Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn TP Hà Nội ban hành lệnh báo động lũ cấp 2 trên sông Hồng với mực nước là 10,5 m.
Tối 10/9/2024, ông Giang Tuấn Anh, Chủ tịch UBND huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang thông tin, đoạn đê sông Lô qua xã Quyết Thắng đã bị vỡ do nước sông lên cao. Hiện nay, công tác vá đê đang được gấp rút triển khai.
Sáng 10-9, Ban Chỉ huy PCTT và TKCN thành phố Hà Nội ban hành lệnh số 53/L-BCH, báo động I trên sông Hồng.
Trước tình hình thiên tai nghiêm trọng, sáng 9/9, Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai ban hành Quyết định số 2285/QĐ-UBND công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai để ứng phó với tình hình lũ quét, sạt lở đất và ngập úng trên địa bàn tỉnh.