moitruongplus Hạn hán ở Địa Trung Hải không giảm đi trong mùa Đông này, với lượng mưa dưới mức trung bình dẫn đến việc thiếu nước và một số nơi phải ban bố tình trạng khẩn cấp.

Cơ quan theo dõi tình trạng biến đổi khí hậu Copernicus của Liên minh châu Âu (EU) cho biết, 25% khu vực châu Âu và Bắc Phi đang trong tình trạng hạn hán, với 19,3% diện tích đất ở mức "cảnh báo" về thiếu độ ẩm. Trong khi đó, có 2,5% diện tích đất trong khu vực ở mức báo động, đồng nghĩa rằng cây cối đang phát triển không bình thường do hạn hán nghiêm trọng.

Từ cuối tháng 1 đến nay, tình hình trở nên xấu hơn nhưng có cải thiện nhẹ so với cùng kỳ năm 2023, giai đoạn có 31,1% diện tích đất chịu hạn hán. Khu vực phía Tây Địa Trung Hải bao gồm miền Nam Italy, Tây Ban Nha, miền Bắc Maroc, Algeria và Tunisia chịu ảnh hưởng đặc biệt nặng nề. Nguyên nhân dẫn đến hạn hán là nhiệt độ ấm hơn bình thường của các mùa trong năm.

Dữ liệu của Copernicus cũng cho thấy tháng 1 năm nay là tháng 1 nóng kỷ lục trên toàn cầu do tình trạng thiếu mưa kéo dài trong vài tháng, thậm chí là vài năm tại một số khu vực. Tại Tây Ban Nha, đối mặt với đợt hạn hán nghiêm trọng nhất trong vòng 100 năm, chính quyền vùng Catalonia đã ban bố tình trạng khẩn cấp trong đó có quy định mới về hạn chế sử dụng nước.


Ảnh minh hoạ (Nguồn: IT)

Mức dự trữ của các hồ chứa nước trong vùng này đã giảm xuống dưới 16%. Tại Pháp, khu vực miền Nam đang ghi nhận tình trạng báo động về mực nước ngầm - nguồn dự trữ nước uống chính của Pháp.

Tại Italy, chính quyền đảo Sicily đã tuyên bố tình trạng hạn hán khẩn cấp vào đầu tháng 2, trong khi ở Sardinia, nông dân phải tuân thủ các quy định hạn chế sử dụng nước. Tại Maroc, nhiệt độ gần đây lên tới 37 độ C và nước này đang trải qua hạn hán năm thứ sáu liên tiếp.

Trong khi đó, dữ liệu mới nhất từ Cơ quan quan sát hạn hán châu Âu (EDO) cũng cho thấy hơn 45% khu vực Nam Âu đã trải qua hạn hán, với 2,8% diện tích đất ở mức "báo động” cao nhất trong 10 ngày đầu tháng 2 này.

EDO dự báo mùa Xuân năm 2024 ở châu Âu và Địa Trung Hải sẽ ấm hơn bình thường, dẫn đến tình trạng thiếu tuyết trên một số dãy núi, vốn là nguồn cung cấp nước cho các con sông trong những tháng tới.

Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác

èd
sdff
fdsdf
rttr

Bắc Giang: Triển khai các giải pháp cải thiện kết quả thực hiện Bộ chỉ số đánh giá về môi trường

UBND tỉnh Bắc Giang vừa ban hành Kế hoạch số 17/KH-UBND về việc triển khai các giải pháp cải thiện kết quả thực hiện Bộ chỉ số đánh giá kết quả bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh.

EEA: Châu Âu cần hành động nhiều hơn để tránh hậu quả do biến đổi khí hậu

Cơ quan Môi trường châu Âu (EEA) mới đây cảnh báo châu Âu có thể phải gánh chịu hậu quả "thảm khốc” do biến đổi khí hậu.

Bắc Cực trước nguy cơ không còn băng chỉ trong 10 năm tới

Bắc Cực đứng trước nguy cơ chỉ còn nước trong những tháng hè kể từ năm 2035 do khí thải từ nhiên liệu hóa thạch.

WHO: Ô nhiễm và khủng hoảng khí hậu làm gia tăng gánh nặng bệnh tật

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo các tình trạng khẩn cấp về khí hậu cùng với ô nhiễm môi trường đang diễn ra làm gia tăng gánh nặng bệnh tật, đặc biệt là ở Nam bán cầu.

Biến đổi khí hậu: Canada đang trải qua một mùa Đông thất thường

Canada đang trải qua một mùa Đông khác lạ so với các năm trước, khi nền nhiệt ở nhiều vùng trong thời gian qua ấm hơn so với bình thường và một đợt lạnh sâu đã xuất hiện.

Dự báo thời tiết TP.HCM ngày 16/2: Tiếp tục nắng nóng, nhiệt độ cao

Dự báo thời tiết TP.HCM ngày 16/2, Theo dự báo của Đài Khí tượng Thủy văn Nam Bộ, TP.HCM tiếp tục nắng nóng, nhiệt độ cao nhất 36 độ C, chỉ số UV ở ngưỡng có nguy cơ gây hại cao.