moitruongplus Dự báo, dịp Tết Nguyên đán 2024, miền Bắc sẽ đón đợt không khí lạnh gây rét ở miền Bắc và miền Trung, còn các tỉnh miền Trung có mưa, Tây Nguyên và Nam Bộ ngày nắng ráo.

Ngày 26/1, ông Hoàng Phúc Lâm, Phó Giám đốc Trung tâm Khí tượng thủy văn Quốc gia đã thông tin đến báo chí tình hình thời tiết dịp Tết Nguyên đán 2024.

Ông Hoàng Phúc Lâm cho biết, giai đoạn trước Tết, từ 29/1 - 5/2 (tức từ 19 - 26 tháng Chạp), nền nhiệt cả nước có xu hướng cao hơn so với trung bình nhiều năm, trong giai đoạn này chưa có đợt không khí lạnh mạnh nào tác động, ở các tỉnh miền Bắc trời nhiều mây, đêm và sáng có sương mù và sương mù nhẹ, trưa chiều có thể hửng nắng; trời rét, ít khả năng xảy ra rét đậm, rét hại. Nhiệt độ trung bình trong những ngày này vào khoảng 24-26 độ C.

Giai đoạn từ tuần gần và trong Tết, từ 6 - 12/2 (27 tháng Chạp đến mùng 3 Tết) nền nhiệt độ ở mức xấp xỉ trung bình nhiều năm.

"Có khả năng có không khí lạnh, nhưng ít khả năng có không khí lạnh mạnh như đợt không khí lạnh đang xảy ra hiện nay. Tuy nhiên, đợt không khí lạnh này cũng gây rét ở Bắc Bộ và các tỉnh miền Trung, vì vậy miền Bắc có khả năng rét nhưng ít khả năng rét đậm, rét hại”, ông Hoàng Phúc Lâm cho hay.

Còn các tỉnh miền Trung trọng tâm là khu vực Bắc và Trung Trung Bộ có mưa, ít khả năng xuất hiện mưa lớn. Khu vực Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ phổ biến ít mưa, ngày nắng ráo, miền Đông Nam Bộ có nắng nóng cục bộ.

Ông Hoàng Phúc Lâm cũng điểm lại diễn biến thời tiết năm 2023. Theo đó, trong diễn biến chung về nhiệt độ toàn cầu tăng cao, tại Việt Nam nhiệt độ trung bình trên toàn quốc cũng cao hơn 1,09 độ C so với trung bình nhiều năm và được ghi nhận là năm có mức nhiệt độ cao thứ hai trong chuỗi số liệu quan trắc (năm 2019 là năm có nhiệt độ trung bình trên toàn quốc cao hơn trung bình nhiều năm là 1,21 độ C). Đáng chú ý, hầu hết các tháng trong năm đều quan trắc được giá trị nhiệt độ cao nhất tuyệt đối ngày vượt giá trị lịch sử cùng thời kỳ, đặc biệt các tháng 5 và 6/2023.

Trong năm 2023, trên khu vực Biển Đông đã xuất hiện 8 xoáy thuận nhiệt đới, trong đó có 5 cơn bão và 3 áp thấp nhiệt đới (ATNĐ). Số lượng bão/ATNĐ hoạt động trên khu vực Biển Đông ít hơn trung bình nhiều năm. Đáng lưu ý, trong năm 2023 các cơn bão hầu như không đổ bộ trực tiếp nên không gây gió mạnh trong đất liền.

Trên cả nước xảy ra 22 đợt mưa lớn trên diện rộng, tập trung chủ yếu ở khu vực Bắc Bộ và Trung Bộ. Đáng chú ý, đã xuất hiện nhiều trận mưa cực đoan thời đoạn ngắn với lượng mưa 24h có nơi trên 800mm ở khu vực miền Trung.

Năm 2023 đã xuất hiện 20 đợt nắng nóng, tính từ năm 2017 đến nay thì năm 2023 là năm xuất hiện nhiều đợt nắng nóng diện rộng nhất và nhiều hơn 5 đợt so với trung bình nhiều năm. Đặc biệt tại Tương Dương (Nghệ An) đã quan trắc được giá trị nhiệt độ cao nhất là 44,2 độ C vào ngày 7/5/2023 và đây là giá trị nhiệt độ ngày cao nhất trên cả nước đã từng được quan trắc (giá trị kỷ lục trước đó là 43,4 độ C tại Hương Khê (Hà Tĩnh) ngày 20/4/2019).

Trong năm 2023, đã xuất hiện 24 đợt không khí lạnh, ít hơn so với trung bình nhiều năm (trung bình nhiều năm khoảng 29-30 đợt), tại Mẫu Sơn (Lạng Sơn) vào ngày 22/12/2023 nhiệt độ thấp nhất xuống mức -2,5 độ C, là giá trị nhiệt độ thấp nhất trong cùng thời kỳ tháng 12 tính theo số liệu ghi nhận tại Mẫu Sơn từ năm 2012 đến nay.

Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác

èd
sdff
fdsdf
rttr

Bắc Giang: Triển khai các giải pháp cải thiện kết quả thực hiện Bộ chỉ số đánh giá về môi trường

UBND tỉnh Bắc Giang vừa ban hành Kế hoạch số 17/KH-UBND về việc triển khai các giải pháp cải thiện kết quả thực hiện Bộ chỉ số đánh giá kết quả bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh.

EEA: Châu Âu cần hành động nhiều hơn để tránh hậu quả do biến đổi khí hậu

Cơ quan Môi trường châu Âu (EEA) mới đây cảnh báo châu Âu có thể phải gánh chịu hậu quả "thảm khốc” do biến đổi khí hậu.

Bắc Cực trước nguy cơ không còn băng chỉ trong 10 năm tới

Bắc Cực đứng trước nguy cơ chỉ còn nước trong những tháng hè kể từ năm 2035 do khí thải từ nhiên liệu hóa thạch.

WHO: Ô nhiễm và khủng hoảng khí hậu làm gia tăng gánh nặng bệnh tật

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo các tình trạng khẩn cấp về khí hậu cùng với ô nhiễm môi trường đang diễn ra làm gia tăng gánh nặng bệnh tật, đặc biệt là ở Nam bán cầu.

Biến đổi khí hậu: Canada đang trải qua một mùa Đông thất thường

Canada đang trải qua một mùa Đông khác lạ so với các năm trước, khi nền nhiệt ở nhiều vùng trong thời gian qua ấm hơn so với bình thường và một đợt lạnh sâu đã xuất hiện.

Nam Âu và Bắc Phi đang hứng chịu mùa Đông khô hạn

Hạn hán ở Địa Trung Hải không giảm đi trong mùa Đông này, với lượng mưa dưới mức trung bình dẫn đến việc thiếu nước và một số nơi phải ban bố tình trạng khẩn cấp.