moitruongplus Ngày 9/12, nắng nóng đã bao trùm vùng bờ biển phía Đông Australia và đẩy nhiệt độ tại thành phố Sydney của bang New South Wales (NSW) lên mức cao nhất trong 3 năm.

Theo số liệu của cơ quan thời tiết, nhiệt độ tại Trạm thời tiết Observatory Hill ở trung tâm thành phố Sydney đã lên tới 38,9 độ C - mức cao nhất kể từ tháng 11/2020. Các bãi biển tại Sydney đã chật kín người do người dân muốn hạ nhiệt trong những ngày nắng gắt.

Tuy nhiên, nhà chức trách cảnh báo những người dễ bị tổn thương nhất, bao gồm người lớn tuổi và trẻ em, cần dùng quạt, điều hòa, hoặc đến các tòa nhà mát mẻ để tránh nóng.

Tại thị trấn Penrith, phía Tây thành phố Sydney, nhiệt độ đã lên tới 41,4 độ C. Thủ tướng Australia Anthony Albanese nhận định thời thiết khắc nghiệt này có liên quan đến biến đổi khí hậu, đồng thời kêu gọi người dân giữ sức khỏe. Theo ông, Biến đổi Khí hậu là mối đe dọa đối với sức khỏe của người dân và môi trường, đòi hỏi phải có biện pháp ứng phó toàn diện.


Người dân đổ xô đi tắm biển ở Sydney hôm 9/12 (Ảnh: Sydney)

Cục Khí tượng dự báo nhiệt độ ở phần lớn bang NSW cao hơn 10 độ C so với mức trung bình, song thời tiết sẽ dịu mát hơn vào buổi tối.

Riêng tại thành phố Sydney, nhiệt độ tối đa trong ngày 9/12 có thể lên tới 40 độ C, cao hơn 15 độ C so với mức trung bình của tháng 12, cũng là giai đoạn cao điểm nắng nóng của khu vực này.

Trong khi đó, lực lượng cứu hỏa vẫn đang gặp khó khăn trong việc kiểm soát cháy rừng trên khắp bang NSW. Ước tính hơn 70 vụ cháy rừng đang xảy ra tại bang này, trong đó có 29 đám cháy vẫn đang ngoài tầm kiểm soát. Do đó, chính quyền đã ra lệnh cấm đốt lửa tại nhiều khu vực rộng lớn của bang, trong đó có thành phố Sydney.

Sau vài năm trải qua thời tiết ẩm ướt, các chuyên gia nhận định thời tiết khô nóng trong mùa Hè này sẽ khiến Australia đối mặt với mùa cháy rừng nghiêm trọng nhất kể từ giai đoạn 2019-2020.

Các chuyên gia dự báo mùa hè năm nay tại Úc có thể là mùa cháy rừng dữ dội nhất kể từ thảm họa "Mùa hè đen" 2019-2020. Năm đó, cháy rừng hoành hành khắp vùng ven biển phía đông nước Úc, tàn phá nhiều khu rừng, giết chết hàng triệu động vật và bao phủ các thành phố bằng khói bụi độc hại.

Trước đó, vào tháng 9, cơ quan thời tiết đã cảnh báo về sự xuất hiện của El Nino sẽ dẫn tới thời thiết khô nóng hơn tại Australia.

Úc là một trong những nhà sản xuất và xuất khẩu khí đốt cũng như than đá lớn nhất thế giới, hai loại nhiên liệu hóa thạch quan trọng được cho là nguyên nhân gây ra hiện tượng nóng lên toàn cầu. Chính phủ Thủ tướng Albanese đang hướng đến mục tiêu trước năm 2030 sẽ cắt giảm 43% lượng khí thải carbon so với mức năm 2005.

Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác

èd
sdff
fdsdf
rttr

Bắc Giang: Triển khai các giải pháp cải thiện kết quả thực hiện Bộ chỉ số đánh giá về môi trường

UBND tỉnh Bắc Giang vừa ban hành Kế hoạch số 17/KH-UBND về việc triển khai các giải pháp cải thiện kết quả thực hiện Bộ chỉ số đánh giá kết quả bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh.

EEA: Châu Âu cần hành động nhiều hơn để tránh hậu quả do biến đổi khí hậu

Cơ quan Môi trường châu Âu (EEA) mới đây cảnh báo châu Âu có thể phải gánh chịu hậu quả "thảm khốc” do biến đổi khí hậu.

Bắc Cực trước nguy cơ không còn băng chỉ trong 10 năm tới

Bắc Cực đứng trước nguy cơ chỉ còn nước trong những tháng hè kể từ năm 2035 do khí thải từ nhiên liệu hóa thạch.

WHO: Ô nhiễm và khủng hoảng khí hậu làm gia tăng gánh nặng bệnh tật

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo các tình trạng khẩn cấp về khí hậu cùng với ô nhiễm môi trường đang diễn ra làm gia tăng gánh nặng bệnh tật, đặc biệt là ở Nam bán cầu.

Biến đổi khí hậu: Canada đang trải qua một mùa Đông thất thường

Canada đang trải qua một mùa Đông khác lạ so với các năm trước, khi nền nhiệt ở nhiều vùng trong thời gian qua ấm hơn so với bình thường và một đợt lạnh sâu đã xuất hiện.

Nam Âu và Bắc Phi đang hứng chịu mùa Đông khô hạn

Hạn hán ở Địa Trung Hải không giảm đi trong mùa Đông này, với lượng mưa dưới mức trung bình dẫn đến việc thiếu nước và một số nơi phải ban bố tình trạng khẩn cấp.