moitruongplus Bão Koinu đang ở cường độ rất mạnh, dự báo đi vào Biển Đông trong ngày 5/10 và giảm cấp rất nhanh do tương tác với không khí lạnh.

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, đến 7h sáng nay (4/10), vị trí tâm bão Koinu ở vào khoảng 22,1 độ Vĩ Bắc; 123,7 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Đông Nam đảo Đài Loan (Trung Quốc), cách phía Nam đảo Đài Loan khoảng 300km về phía Đông Đông Nam.

Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bãomạnh cấp 14 (150-166km/h), giật cấp 17, di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, với tốc độ khoảng 10km/h.

Dự báo trong 24-48h tới, bão giữ nguyên hướng và tốc độ di chuyển. Khoảng 7h sáng mai (5/10), tâm bão trên khu vực phía Nam Đài Loan. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão ở cấp 13, giật cấp 16. 

Đến 1h ngày 6/10, tâm bão Koinu cách Phúc Kiến (Trung Quốc) 270km về phía Đông Đông Nam, sau đó di chuyển vào Biển Đông và suy yếu dần. Sức gió mạnh nhất cấp 11-12, giật cấp 15.


Bão Koinu sẽ đi vào Biển Đông trong ngày 5/10. Ảnh: AccuWeather

Trong 24 giờ sau đó, bão Koinu di chuyển theo hướng Tây với tốc độ khoảng 10km/giờ trên vùng biển phía Đông Nam tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc) với sức gió cấp 9, giật cấp 11 và suy yếu dần.

Từ 72 đến 120 giờ tiếp theo, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây Tây Nam, mỗi giờ đi được khoảng 5km, cường độ tiếp tục suy yếu thêm.

Do ảnh hưởng của bão Koinu, thời tiết vùng biển phía Đông Bắc của khu vực Bắc Biển Đông có gió mạnh cấp 6-7, sóng biển cao 2-4m; từ đêm nay mạnh lên cấp 8-10, vùng gần tâm bão đi qua cấp 11-12, giật cấp 15; biển động dữ dội; sóng biển cao 4-6m, vùng gần tâm bão sóng cao 6-8m.

Cũng trong ngày và đêm nay, ở vùng biển phía Đông của khu vực Giữa Biển Đông, vùng biển từ Cà Mau đến Kiên Giang và vịnh Thái Lan có mưa rào và giông. Trong mưa giông có khả năng xảy ra lốc xoáy và gió giật mạnh cấp 6-7.

Toàn bộ tàu thuyền và các hoạt động khác tại các vùng biển trên đều có nguy cơ cao chịu tác động của gió mạnh, sóng lớn.

Ngoài ra, trên đất liền, chiều và đêm nay, khu vực từ Quảng Trị đến Phú Yên, Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa rào và giông rải rác, cục bộ có mưa vừa, mưa to với lượng mưa 10-30mm, có nơi trên 50mm (thời gian mưa tập trung vào chiều và tối). Trong mưa giông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

Mưa lớn cục bộ có khả năng gây ra tình trạng ngập úng tại các vùng trũng, thấp và nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất tại khu vực vùng núi.

Đài Loan, Philippines, Trung Quốc ứng phó với tác động của bão Koinu
Koinu dự kiến sẽ chuyển hướng nhiều hơn về phía tây vào ngày 4/10 và dự kiến sẽ đi qua hoặc gần bán đảo Hằng Xuân của Đài Loan vào đêm 4/10 hoặc sáng 5/10.

Theo AccuWeather, các đợt mưa lớn và gió giật đã đến hoặc đang tiến gần đến các khu vực Batanes, quần đảo Babuyan và phía bắc Luzon, hòn đảo lớn nhất và đông dân nhất của Philippines, vào tối 3/10.

Lượng mưa chung 25-50 mm sẽ lan khắp khu vực phía bắc Luzon của Philippines, phía tây và phía bắc Đài Loan, cũng như một phần phía đông nam Trung Quốc.

Lượng mưa từ 50-100 mm có thể xảy ra dọc theo các vùng sườn dốc ở phía đông Đài Loan và dọc theo bờ biển phía đông nam Trung Quốc, trong khi lượng mưa 100-200 mm có thể lan dọc về phía đông nam và bờ biển phía đông miền trung Đài Loan.

Tổng lượng mưa có thể dao động trong khoảng 200-300 mm trên khắp cực đông nam của Đài Loan. Mưa lớn ở mức độ này có thể gây ra các tác động như lở đất, ngập lụt, lũ quét và hư hỏng công trình.

Khi trường gió của cơn bão mở rộng, gió giật 180 km/h có thể xảy ra ở vùng cực nam Đài Loan và Batanes (Philippines).

Tác động từ bão Koinu có thể được cảm nhận trên khắp miền đông nam Trung Quốc sớm nhất là vào ngày 6/10 khi bão dần dần di chuyển về phía tây vào nửa trên của Biển Đông.

Các nhà dự báo thời tiết của AccuWeather cảnh báo rằng các điều kiện thời tiết trên Biển Philippines có thể vẫn còn thuận lợi cho sự phát triển của các vùng áp thấp hoặc bão vào cuối tuần này hoặc đầu tuần tới.

Khả năng hình thành áp thấp nhiệt đới vào thời điểm này vẫn còn thấp, nhưng bất kỳ hệ thống nào hình thành đều có khả năng di chuyển theo hướng tây tây bắc hoặc tây bắc.

Mùa bão Tây Thái Bình Dương hàng năm diễn ra từ tháng 5 đến tháng 10. Hoạt động của bão vẫn có thể xảy ra trên khắp lưu vực Thái Bình Dương từ tháng 11 đến tháng 4, mặc dù ít hơn.

Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác

èd
sdff
fdsdf
rttr

Bắc Giang: Triển khai các giải pháp cải thiện kết quả thực hiện Bộ chỉ số đánh giá về môi trường

UBND tỉnh Bắc Giang vừa ban hành Kế hoạch số 17/KH-UBND về việc triển khai các giải pháp cải thiện kết quả thực hiện Bộ chỉ số đánh giá kết quả bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh.

EEA: Châu Âu cần hành động nhiều hơn để tránh hậu quả do biến đổi khí hậu

Cơ quan Môi trường châu Âu (EEA) mới đây cảnh báo châu Âu có thể phải gánh chịu hậu quả "thảm khốc” do biến đổi khí hậu.

Bắc Cực trước nguy cơ không còn băng chỉ trong 10 năm tới

Bắc Cực đứng trước nguy cơ chỉ còn nước trong những tháng hè kể từ năm 2035 do khí thải từ nhiên liệu hóa thạch.

WHO: Ô nhiễm và khủng hoảng khí hậu làm gia tăng gánh nặng bệnh tật

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo các tình trạng khẩn cấp về khí hậu cùng với ô nhiễm môi trường đang diễn ra làm gia tăng gánh nặng bệnh tật, đặc biệt là ở Nam bán cầu.

Biến đổi khí hậu: Canada đang trải qua một mùa Đông thất thường

Canada đang trải qua một mùa Đông khác lạ so với các năm trước, khi nền nhiệt ở nhiều vùng trong thời gian qua ấm hơn so với bình thường và một đợt lạnh sâu đã xuất hiện.

Nam Âu và Bắc Phi đang hứng chịu mùa Đông khô hạn

Hạn hán ở Địa Trung Hải không giảm đi trong mùa Đông này, với lượng mưa dưới mức trung bình dẫn đến việc thiếu nước và một số nơi phải ban bố tình trạng khẩn cấp.