moitruongplus Sáng nay (26/10), người dân Hà Nội thực sự lo ngại khi chỉ số ô nhiễm không khí của Thủ đô càng về trưa càng cao, có lúc AQI là 190.

Cụ thể, ứng dụng Air Visual của Tổ chức quan trắc chất lượng không khí thế giới áp dụng cách tính giá trị AQI của Mỹ đưa mức cảnh báo ô nhiễm không khí tại Hà Nội màu đỏ - mức xấu, giá trị AQI là 190. 


Chất lượng không khí một số nơi ở mức tím. Ảnh minh họa

Ứng dụng AirVisual (sản phẩm của Tổ chức IQAir sở hữu lượng dữ liệu tổng hợp rất lớn về chất lượng không khí và có trụ sở chính tại Thụy Sỹ) ghi nhận rất nhiều  điểm màu đỏ (những người có sức khỏe bình thường bắt đầu bị ảnh hưởng, nhóm người nhạy cảm có thể gặp những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn) ở Hà Nội, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên. Trong đó, có 4 điểm ở mức tím (rất có hại cho sức khỏe) gồm 3 điểm thuộc Hà Nội là các khu Mỹ Đình (Bắc Từ Liêm), Thành Công (Ba Đình), trụ sở Công an phường Hàng Mã (Hoàn Kiếm) và một điểm ở Hưng Yên là Trường British University Vietnam (huyện Văn Giang).

Ứng dụng PAM Air (mạng lưới quan trắc môi trường không khí độc lập đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam có độ phủ tại 63 tỉnh, thành phố của Việt Nam, do Công ty Cổ phần Tư vấn và Tích hợp công nghệ D&L quản lý) cũng ghi nhận 7 điểm chất lượng không khí có màu tím, trong đó có 6 điểm ở Hà Nội là trụ sở PAM Farm ở Vân Côn (huyện Hoài Đức), Trường Trung học Cơ sở Yên Sở (huyện Hoài Đức), khu vực Ngã Tư Sở (quận Thanh Xuân), Đại Mỗ (quận Nam Từ Liêm), trụ sở Hệ thống liên cấp Lômônôxốp (quận Hà Đông), Trường Trung học Cơ sở Ngô Sĩ Liên (quận Hoàn Kiếm) và một điểm ở Bắc Ninh là Trường Đại học Thể dục Thể thao Bắc Ninh (huyện Từ Sơn).

Các chuyên gia khuyến cáo, người dân nên thường xuyên theo dõi và cập nhật tình hình chất lượng không để biết được mức độ ảnh hưởng và có các biện pháp bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình. Ở những thời điểm và tại những nơi dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, ở những nơi chất lượng không khí xấu, mọi người nên thay đổi thói quen sinh hoạt, thực hiện nghiêm Thông điệp 5K của Bộ Y tế (khẩu trang - khử khuẩn - khoảng cách - không tập trung đông người - khai báo y tế), làm sạch bụi thường xuyên nhà cửa, hạn chế hoạt động ở ngoài trời... 

Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác

dsad
scdsfds
èd
sdff

New Zealand: Sông băng bị thu hẹp, đứng trước nguy cơ biến mất

Viện Nghiên cứu Khí quyển và Nước quốc gia New Zealand (NIWA) ngày 25/3 công bố báo cáo cho thấy các sông băng ở nước này đang "tiếp tục co lại" và đứng trước nguy cơ tan biến do mất băng kéo dài.

Động đất tại Hà Nội, nhiều khu vực cảm nhận rung lắc

Sáng 25/3, Viện trưởng Viện Vật lý địa cầu Nguyễn Xuân Anh cho biết, vào hồi 8h5 tại vị trí khu vực huyện Mỹ Đức (Hà Nội) đã xảy ra một trận động đất mạnh 4 độ richter.

Bắc Giang: Triển khai các giải pháp cải thiện kết quả thực hiện Bộ chỉ số đánh giá về môi trường

UBND tỉnh Bắc Giang vừa ban hành Kế hoạch số 17/KH-UBND về việc triển khai các giải pháp cải thiện kết quả thực hiện Bộ chỉ số đánh giá kết quả bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh.

EEA: Châu Âu cần hành động nhiều hơn để tránh hậu quả do biến đổi khí hậu

Cơ quan Môi trường châu Âu (EEA) mới đây cảnh báo châu Âu có thể phải gánh chịu hậu quả "thảm khốc” do biến đổi khí hậu.

Bắc Cực trước nguy cơ không còn băng chỉ trong 10 năm tới

Bắc Cực đứng trước nguy cơ chỉ còn nước trong những tháng hè kể từ năm 2035 do khí thải từ nhiên liệu hóa thạch.

WHO: Ô nhiễm và khủng hoảng khí hậu làm gia tăng gánh nặng bệnh tật

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo các tình trạng khẩn cấp về khí hậu cùng với ô nhiễm môi trường đang diễn ra làm gia tăng gánh nặng bệnh tật, đặc biệt là ở Nam bán cầu.