moitruongplus Những giờ tới, bão Saola có thể mạnh lên cấp 15 trước thời điểm vào vùng biển phía đông bắc khu vực Bắc Biển Đông.

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho biết rạng sáng 30/8, tâm bão Saola nằm trên vùng biển phía đông bắc khu vực đảo Luzon (Philippines). Sức gió duy trì mạnh nhất cấp 14, giật cấp 17.

Ngày và đêm nay, bão di chuyển chủ yếu theo hướng tây bắc với vận tốc 10-15km/h, có khả năng mạnh thêm. Tối 30/8, vùng gần tâm bão có thể mạnh cấp 14-15. 

Sau thời điểm trên, bão giữ hướng đi, vận tốc và di chuyển vào Biển Đông. Tối 31/8, tâm bão nằm trên khu vực phía đông bắc của Bắc Biển Đông, cường độ mạnh nhất cấp 14, giật cấp 17. 

Ngày 1/9, hình thái trên đổi hướng đi theo tây tây bắc với vận tốc 10km/h, giảm dần cường độ. Bão có thể quần thảo trên khu vực phía bắc của Bắc Biển Đông trong hai ngày, sau đó suy yếu dần. 


Đường đi bão Saola. Ảnh: Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia 

Đáng lưu ý, cùng với hoạt động của bão Saola, lúc này ở khu vực Tây Bắc Thái Bình Dương, cũng đang tồn tại một cơn bão mạnh khác, có tên quốc tế là Haikui. Khoảng cách 2 cơn bão là gần 1.500km, chuyên gia nhận định sẽ tạo ra hiệu ứng bão đôi, khiến quỹ đạo của bão Saola còn phức tạp và khó lường.

Trước mắt, chuyên gia cảnh báo vùng biển phía Đông Bắc của khu vực Bắc Biển Đông có gió mạnh cấp 6. Từ chiều và đêm 30/8, gió mạnh lên cấp 7-8, vùng gần tâm bão mạnh cấp 10-12, sau tăng lên cấp 13-15, giật trên cấp 17. Sóng cao 3-5m, biển động dữ dội. 

Theo cơ quan khí tượng, do có nhiều yếu tố chi phối nên chưa có dự báo nào chắn chắn về hướng di chuyển của bão số 3 trong 2-4 ngày tới. Cần phải tiếp tục theo dõi và cập nhật.

Theo TS. Hoàng Phúc Lâm, Phó Giám đốc Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, bão Saola sẽ vào Biển Đông trong sáng 31/8. Các dự báo hiện tại cho thấy, dù bão Saola rất mạnh nhưng sẽ ít có khả năng ảnh hưởng tới đất liền nước ta.

Trước mắt, cần lưu ý những nguy cơ tác động trên vùng biển phía Đông của Bắc Biển Đông trong những ngày tới. Toàn bộ tàu thuyền và các hoạt động khác tại các vùng biển trên đều có nguy cơ cao chịu tác động của gió mạnh, sóng lớn.

Trên đất liền, ngày 30/8, khu vực từ Quảng Bình đến Quảng Ngãi, Tây Nguyên và Nam Bộ xuất hiện mưa rào và dông. Một số nơi có thể mưa lớn với lượng phổ biến 20-40mm, có nơi trên 80mm. Thời gian mưa tập trung vào chiều và đêm. 

Kiểu thời tiết mưa dông ở Trung Trung Bộ khả năng kéo dài đến khoảng ngày 31/8. Trong khi đó, Tây Nguyên và Nam Bộ duy trì tình trạng mưa rào trong nhiều ngày tới. 

Đáng lưu ý, ảnh hưởng của bão Saola có thể tác động khiến gió mùa Tây Nam hoạt động mạnh hơn. Vì vậy, thời tiết kỳ nghỉ lễ (1-4/9) ở Tây Nguyên và Nam Bộ diễn biến xấu khi mưa gia tăng vào chiều, tối. Ban ngày, khu vực có nắng gián đoạn. 

Tại Bắc Bộ và các tỉnh, thành phố từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế, nắng nóng cục bộ có thể quay trở lại trong các ngày 2-4/9. Thời tiết tại các khu vực trên khô ráo trong suốt kỳ nghỉ, thuận lợi cho người dân vui chơi và tham gia hoạt động ngoài trời. 

Để chủ động ứng phó với bão Saola, ngày 29/8, Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống thiên tai có công điện gửi các bộ, ban, ngành và các tỉnh ven biển từ Quảng Ninh đến Hà Tĩnh yêu cầu theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão.

Tổ chức quản lý chặt chẽ các phương tiện ra khơi, thông báo cho chủ các phương tiện, thuyền trưởng các tàu, thuyền đang hoạt động trên biển biết vị trí, hướng di chuyển và diễn biến của bão để chủ động phòng tránh, thoát ra hoặc không di chuyển vào khu vực nguy hiểm.

Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác

èd
sdff
fdsdf
rttr

Bắc Giang: Triển khai các giải pháp cải thiện kết quả thực hiện Bộ chỉ số đánh giá về môi trường

UBND tỉnh Bắc Giang vừa ban hành Kế hoạch số 17/KH-UBND về việc triển khai các giải pháp cải thiện kết quả thực hiện Bộ chỉ số đánh giá kết quả bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh.

EEA: Châu Âu cần hành động nhiều hơn để tránh hậu quả do biến đổi khí hậu

Cơ quan Môi trường châu Âu (EEA) mới đây cảnh báo châu Âu có thể phải gánh chịu hậu quả "thảm khốc” do biến đổi khí hậu.

Bắc Cực trước nguy cơ không còn băng chỉ trong 10 năm tới

Bắc Cực đứng trước nguy cơ chỉ còn nước trong những tháng hè kể từ năm 2035 do khí thải từ nhiên liệu hóa thạch.

WHO: Ô nhiễm và khủng hoảng khí hậu làm gia tăng gánh nặng bệnh tật

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo các tình trạng khẩn cấp về khí hậu cùng với ô nhiễm môi trường đang diễn ra làm gia tăng gánh nặng bệnh tật, đặc biệt là ở Nam bán cầu.

Biến đổi khí hậu: Canada đang trải qua một mùa Đông thất thường

Canada đang trải qua một mùa Đông khác lạ so với các năm trước, khi nền nhiệt ở nhiều vùng trong thời gian qua ấm hơn so với bình thường và một đợt lạnh sâu đã xuất hiện.

Nam Âu và Bắc Phi đang hứng chịu mùa Đông khô hạn

Hạn hán ở Địa Trung Hải không giảm đi trong mùa Đông này, với lượng mưa dưới mức trung bình dẫn đến việc thiếu nước và một số nơi phải ban bố tình trạng khẩn cấp.