moitruongplus Hồi 13 giờ ngày 27/7, vị trí tâm bão ở vào khoảng 21,1 độ Vĩ Bắc; 119,3 độ Kinh Đông, cách Sán Đầu (Trung Quốc) khoảng 370km về phía Nam Đông Nam.

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, hồi 13 giờ ngày 27/7, vị trí tâm bão số 2 ở vào khoảng 21,1 độ Vĩ Bắc, 119,3 độ Kinh Đông, cách Sán Đầu (Trung Quốc) khoảng 370 km về phía Nam Đông Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 13-14 (134-166 km/giờ), giật cấp 16.


Vị trí và đường đi của bão số 2. Ảnh: nchmf.gov.vn

Trong 24 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Bắc Tây Bắc với tốc độ 15-20 km/giờ. Đến 13 giờ ngày 28/7, vị trí tâm bão ở vào khoảng 24,8 độ Vĩ Bắc, 117,8 độ Kinh Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 10, giật cấp 13. Vùng nguy hiểm do ảnh hưởng của bão: phía Bắc vĩ tuyến 18 độ Vĩ Bắc; phía Đông kinh tuyến 116 độ Kinh Đông. Khu vực phía Đông Bắc của Bắc Biển Đông có cấp độ rủi ro thiên tai cấp 3.

Trong 48 giờ tiếp theo, bão di chuyển với tốc độ 20 km/giờ theo hướng Bắc Tây Bắc và suy yếu dần. Đến 13 giờ ngày 29/7, dự báo vị trí bão đã suy yếu ở vào khoảng 29,1 độ Vĩ Bắc, 116,8 độ Kinh Đông; gió mạnh nhất dưới cấp 6. Vùng nguy hiểm trên biển: phía Bắc vĩ tuyến 21,5 độ Vĩ Bắc; phía Đông kinh tuyến 115,5 độ Kinh Đông. Khu vực phía Đông Bắc của Bắc Biển Đông có cấp độ rủi ro thiên tai cấp 3.

Do ảnh hưởng của bão, vùng biển phía Đông của khu vực Bắc Biển Đông có mưa bão, gió mạnh cấp 6-7, khu vực Đông Bắc có gió mạnh cấp 9-11, vùng gần tâm bão mạnh cấp 12-13, giật cấp 16; biển động dữ dội; sóng biển cao 6-8m, vùng gần tâm bão 8-10m.

Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác

èd
sdff
fdsdf
rttr

Bắc Giang: Triển khai các giải pháp cải thiện kết quả thực hiện Bộ chỉ số đánh giá về môi trường

UBND tỉnh Bắc Giang vừa ban hành Kế hoạch số 17/KH-UBND về việc triển khai các giải pháp cải thiện kết quả thực hiện Bộ chỉ số đánh giá kết quả bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh.

EEA: Châu Âu cần hành động nhiều hơn để tránh hậu quả do biến đổi khí hậu

Cơ quan Môi trường châu Âu (EEA) mới đây cảnh báo châu Âu có thể phải gánh chịu hậu quả "thảm khốc” do biến đổi khí hậu.

Bắc Cực trước nguy cơ không còn băng chỉ trong 10 năm tới

Bắc Cực đứng trước nguy cơ chỉ còn nước trong những tháng hè kể từ năm 2035 do khí thải từ nhiên liệu hóa thạch.

WHO: Ô nhiễm và khủng hoảng khí hậu làm gia tăng gánh nặng bệnh tật

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo các tình trạng khẩn cấp về khí hậu cùng với ô nhiễm môi trường đang diễn ra làm gia tăng gánh nặng bệnh tật, đặc biệt là ở Nam bán cầu.

Biến đổi khí hậu: Canada đang trải qua một mùa Đông thất thường

Canada đang trải qua một mùa Đông khác lạ so với các năm trước, khi nền nhiệt ở nhiều vùng trong thời gian qua ấm hơn so với bình thường và một đợt lạnh sâu đã xuất hiện.

Nam Âu và Bắc Phi đang hứng chịu mùa Đông khô hạn

Hạn hán ở Địa Trung Hải không giảm đi trong mùa Đông này, với lượng mưa dưới mức trung bình dẫn đến việc thiếu nước và một số nơi phải ban bố tình trạng khẩn cấp.