moitruongplus Báo cáo mới của UNICEF với tiêu đề "Vượt qua điểm bùng phát” (Over the Tipping Point) nhấn mạnh nhu cầu cấp thiết phải đầu tư vào các dịch vụ và chính sách xã hội thông minh thích ứng với khí hậu để bảo vệ trẻ em.

Theo báo cáo, trẻ em ở khu vực Đông Á và Thái Bình Dương đối mặt với các nguy cơ liên quan đến thảm họa khí hậu cao gấp sáu lần so với thế hệ ông bà của các em. Trong 50 năm qua, số trận lũ lụt tăng gấp 11 lần, bão tăng gấp 4 lần, hạn hán tăng gấp 2,4 lần và sạt lở đất tăng gấp 5 lần. Nhiều trẻ em và gia đình phải di chuyển chỗ ở và phải đấu tranh để tồn tại, bị hạn chế hoặc không được tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, giáo dục và nước sạch và vệ sinh.


Trẻ em trong khu vực Đông Á và Thái Bình Dương chịu ảnh hưởng bởi nhiều loại cú sốc khí hậu và môi trường. Ảnh: ITN

Theo nghiên cứu mới nhất, dựa trên Chỉ số rủi ro khí hậu của trẻ em (CCRI), khu vực Đông Á và Thái Bình Dương có hơn 210 triệu trẻ em có nguy cơ cao bị ảnh hưởng bởi lốc xoáy; 140 triệu trẻ em có nguy cơ cao bị thiếu nước; 120 triệu trẻ em có nguy cơ cao bị ảnh hưởng bởi lũ lụt ven biển; và 460 triệu trẻ em bị ảnh hưởng bởi ô nhiễm không khí. Bên cạnh đó, trẻ em trong khu vực này còn chịu ảnh hưởng bởi nhiều loại cú sốc khí hậu và môi trường.

Ở Việt Nam, 99,5% trẻ em (26,2 triệu em) phải đối mặt với 3 loại cú sốc khí hậu trở lên, so với 89% trong khu vực và 73% trên toàn cầu. Ngoài ra, 94,6% trẻ em Việt Nam bị ảnh hưởng bởi 4 loại cú sốc về khí hậu trở lên, con số này là 65% đối với trẻ em trong khu vực và 37% với trẻ em trên toàn cầu.

Khi những cú sốc chồng chéo này kết hợp với các loại khủng hoảng khác như thiếu lương thực, suy dinh dưỡng và sự lây lan của các bệnh truyền nhiễm thì việc đối phó và phục hồi trở nên đặc biệt khó khăn đối với trẻ em dễ bị tổn thương nhất, đặc biệt là trẻ em nghèo, bị thiệt thòi và trẻ khuyết tật. Những tác động này sẽ làm trầm trọng thêm sự bất bình đẳng mà trẻ em đã phải hứng chịu.

Vì vậy UNICEF kêu gọi các chính phủ, doanh nghiệp và các nhà tài trợ cần hành động khẩn cấp, đầu tư vào xây dựng các dịch vụ xã hội thông minh thích ứng với khí hậu bao gồm giáo dục, chăm sóc sức khỏe và cung cấp nước sạch và vệ sinh, hệ thống cảnh báo sớm và bảo trợ xã hội thích ứng với khí hậu như hỗ trợ tiền mặt.

Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác

èd
sdff
fdsdf
rttr

Bắc Giang: Triển khai các giải pháp cải thiện kết quả thực hiện Bộ chỉ số đánh giá về môi trường

UBND tỉnh Bắc Giang vừa ban hành Kế hoạch số 17/KH-UBND về việc triển khai các giải pháp cải thiện kết quả thực hiện Bộ chỉ số đánh giá kết quả bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh.

EEA: Châu Âu cần hành động nhiều hơn để tránh hậu quả do biến đổi khí hậu

Cơ quan Môi trường châu Âu (EEA) mới đây cảnh báo châu Âu có thể phải gánh chịu hậu quả "thảm khốc” do biến đổi khí hậu.

Bắc Cực trước nguy cơ không còn băng chỉ trong 10 năm tới

Bắc Cực đứng trước nguy cơ chỉ còn nước trong những tháng hè kể từ năm 2035 do khí thải từ nhiên liệu hóa thạch.

WHO: Ô nhiễm và khủng hoảng khí hậu làm gia tăng gánh nặng bệnh tật

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo các tình trạng khẩn cấp về khí hậu cùng với ô nhiễm môi trường đang diễn ra làm gia tăng gánh nặng bệnh tật, đặc biệt là ở Nam bán cầu.

Biến đổi khí hậu: Canada đang trải qua một mùa Đông thất thường

Canada đang trải qua một mùa Đông khác lạ so với các năm trước, khi nền nhiệt ở nhiều vùng trong thời gian qua ấm hơn so với bình thường và một đợt lạnh sâu đã xuất hiện.

Nam Âu và Bắc Phi đang hứng chịu mùa Đông khô hạn

Hạn hán ở Địa Trung Hải không giảm đi trong mùa Đông này, với lượng mưa dưới mức trung bình dẫn đến việc thiếu nước và một số nơi phải ban bố tình trạng khẩn cấp.