moitruongplus Nghiên cứu mới cho thấy, nhiệt độ bề mặt Trái Đất đang trên đà tăng 2,7 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp vào năm 2100, đẩy hơn 2 tỷ người (khoảng 23% dân số toàn cầu) ra khỏi vùng khí hậu dễ chịu.

Theo nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Nature Sustainability, khoảng 2 tỷ người (23% dân số thế giới) sẽ sống trong điều kiện nhiệt độ nguy hiểm vào cuối thế kỷ này nếu các chính sách khí hậu tiếp tục theo quỹ đạo hiện tại.

Cũng theo nghiên cứu, khoảng 3,3 tỷ người có thể phải đối mặt với nhiệt độ khắc nghiệt vào cuối thế kỷ này nếu nền nhiệt toàn cầu ấm lên với mức độ nghiêm trọng hơn.

Nghiên cứu do các nhà khoa học tại Đại học Exeter của Vương quốc Anh và Đại học Nam Kinh ở Trung Quốc thực hiện, phát hiện ra rằng, 60 triệu người đã tiếp xúc với ngưỡng "nhiệt độ nguy hiểm" - ở mức trung bình là 29 độ C hoặc cao hơn.


Hàng tỷ người có thể tiếp xúc với nắng nóng nguy hiểm cuối thế kỷ này. Ảnh: Los Angeles Times

Nghiên cứu cho thấy, việc hạn chế sự nóng lên ở mức thấp hơn mục tiêu của hiệp định Paris là 1,5 độ C so với mức thời kỳ tiền công nghiệp vẫn sẽ khiến 400 triệu người phải đối mặt với mức nhiệt nguy hiểm vào cuối thế kỷ này.

Những người sống ở Ấn Độ, Sudan và Nigeria đều sẽ bị ảnh hưởng nặng nề dù nền nhiệt toàn cầu chỉ tăng 1,5 độ. Tuy nhiên, nhệt độ toàn cầu ấm lên 2,7 độ sẽ tác động lớn đối với các quốc gia khác, trong đó có Philippines và Pakistan.

Tác giả chính của nghiên cứu Tim Lenton, Giám đốc Viện hệ thống toàn cầu tại Đại học Exeter cho biết: "Đó là sự định hình lại về khả năng sinh sống trên bề mặt hành tinh và có thể dẫn đến việc tổ chức lại quy mô lớn nơi con người sinh sống”.

Đến nay, sức nóng lên dưới 1,2 độ C đã khuếch đại cường độ hoặc thời gian của các đợt nắng nóng, hạn hán và cháy rừng. Tám năm qua là kỷ lục nóng nhất.

Nhà nghiên cứu Tim Lenton cho biết: "Cứ mỗi 0,1 độ C nóng lên trên mức hiện tại, sẽ có thêm khoảng 140 triệu người tiếp xúc với nhiệt độ nguy hiểm".

Sự ấm lên toàn cầu đang đẩy nhiệt độ tăng cao khắp nơi, nhưng nguy cơ đạt đến mức nhiệt chết chóc cao hơn ở những khu vực vốn đã gần với ngưỡng 29 độ C. Nghiên cứu chỉ ra, nhiệt độ cao kéo dài bằng hoặc trên ngưỡng đó liên quan chặt chẽ đến tỷ lệ tử vong cao hơn, năng suất lao động và sản lượng nông nghiệp giảm, các xung đột và bệnh truyền nhiễm tăng.

40 năm trước, chỉ 12 triệu người trên thế giới phải đối mặt với môi trường khắc nghiệt như vậy. Nghiên cứu cho thấy, con số đó ngày nay đã tăng gấp 5 lần và sẽ tăng mạnh hơn trong những thập kỷ tới.

Rủi ro tập trung ở các khu vực xung quanh đường xích đạo, nơi dân số đang gia tăng nhanh nhất. Khí hậu nhiệt đới có thể trở nên nguy hiểm kể cả ở mức nhiệt thấp hơn vì độ ẩm cao ngăn cơ thể đổ mồ hôi để làm mát. Những người tiếp xúc nhiều nhất với nắng nóng khắc nghiệt chủ yếu sống ở các nước nghèo hơn với lượng phát thải carbon trên đầu người nhỏ nhất.

Theo Ngân hàng Thế giới, Ấn Độ thải ra trung bình khoảng hai tấn CO2 mỗi người mỗi năm, Nigeria khoảng nửa tấn. Trong khi đó, con số này ở Liên minh châu Âu là gần 7 tấn và ở Mỹ là 15 tấn.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), nhiệt độ cực cao có thể dẫn đến một loạt bệnh tật và tử vong, trong đó có hiện tượng say nắng và thân nhiệt tăng. Nhiệt độ cực đoan cũng làm trầm trọng thêm tác động gián tiếp đến việc truyền bệnh, chất lượng không khí và cơ sở hạ tầng quan trọng.

Người già, trẻ sơ sinh và trẻ em, phụ nữ mang thai, người lao động chân tay và làm việc ngoài trời, vận động viên và người nghèo... là những đối tượng đặc biệt dễ bị tổn thương trước nhiệt độ cao hơn.

Nhóm nghiên cứu cũng cảnh báo, khả năng nhiệt độ bề mặt Trái Đất thậm chí tăng vượt mức 2,7 độ C cũng có thể xảy ra. Họ cho biết, nếu sự phát thải dẫn đến việc giải phóng các kho dự trữ carbon tự nhiên, ví dụ như tầng đất đóng băng vĩnh cửu, hoặc làm khí quyển ấm hơn dự đoán, thì nhiệt độ có thể tăng gần 4 độ C so với mức giữa thế kỷ 19.

Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác

dsfdf
fsdfs
gdfd
ngnhg

Bão Saola gây gió mạnh cấp 13-15, Bắc Biển Đông biển động dữ dội

Những giờ tới, bão Saola có thể mạnh lên cấp 15 trước thời điểm vào vùng biển phía đông bắc khu vực Bắc Biển Đông.

Kon Tum: Tháng 8 trung bình mỗi ngày xảy ra 1 trận động đất

Sáng 20/8, một trận động đất 3,3 độ Richter, đã xảy ra tại huyện Kon P lông, tỉnh Kon Tum với độ sâu chấn tiêu khoảng 8.1 km, gây rung lắc nhẹ.

Cảnh báo 1.750 điểm có nguy cơ sạt lở tại các tỉnh miền núi phía Bắc

Theo chuyên gia khí tượng thủy văn, thời tiết 20 ngày cuối tháng 8 miền núi phía Bắc tiếp tục có mưa với 1.750 điểm có nguy cơ sạt lở đất.

Nghệ An: Mưa lớn kéo dài gây sạt lở tại nhiều xã biên giới huyện Kỳ Sơn

Mưa lớn trong những ngày qua khiến một số tuyến đường trên địa bàn huyện miền núi Kỳ Sơn (Nghệ An) bị sạt lở, gây chia cắt giao thông nghiêm trọng.

Campuchia: Mưa lớn gây ngập lụt cục bộ tại nhiều địa phương

Cảnh sát đã triển khai lực lượng phân luồng giao thông và kêu gọi người dân cẩn thận trước tình trạng ngập lụt cục bộ ở nhiều địa phương tại Campuchia.

Gia tăng tác động cực đoan của biến đổi khí hậu tại châu Á

Các hiện tượng thời tiết cực đoan từ hạn hán đến lũ lụt quy mô lớn và các tác động khác của biến đổi khí hậu đang gia tăng ở châu Á.