moitruongplus Sau nắng nóng đỉnh điểm, Trung Quốc hứng chịu mưa lớn và lũ lụt nặng khiến hàng trăm nghìn người bị ảnh hưởng.

Theo tờ China Daily, mưa lớn kéo dài gây lũ tại tỉnh Giang Tây những ngày gần đây đã khiến nhà chức trách Trung Quốc phải nâng mức ứng phó khẩn cấp lên cấp độ 4.

Thông cáo từ Sở quản lý tình trạng khẩn cấp tỉnh Giang Tây, Trung Quốc, viết: "Tính tới 16h chiều 7/5 (giờ Bắc Kinh), hơn 497.000 người sinh sống tại các thành phố Phủ Châu, Cát An, Nghi Xuân, Phong Thành thuộc tỉnh Giang Tây đã chịu ảnh hưởng bởi lũ lụt gây ra bởi các trận mưa lớn kéo dài, trong đó có 14.000 người phải di dời tới nơi an toàn. Nước lũ cũng khiến 67.700 hecta hoa màu bị ảnh hưởng, hơn 300 căn nhà bị đổ sập hoặc hư hại nhẹ. Tổng thiệt hại ước tính về kinh tế lên tới hơn 520 triệu Nhân dân tệ (hơn 1.760 tỷ VND)”.


Cứu hộ lũ lụt ở tỉnh Giang Tây, Trung Quốc. Ảnh: Xinhua

Theo thông tin từ Tân Hoa Xã, lũ lớn đã khiến một đoạn đê nằm trong địa phận Nghi Xuân bị vỡ, buộc cơ quan cứu hộ của thành phố này phải triển khai hơn 1.000 nhân viên tham gia nhiệm vụ giải cứu và đưa người dân trong vùng bị ảnh hưởng tới nơi an toàn.

"Chính quyền địa phương cần chú ý tổ chức cứu hộ khẩn cấp, tăng cường kiểm tra đê điều, đảm bảo an toàn cho các cơ sở hạ tầng quan trọng, tái định cư và đưa người dân tới nơi an toàn”, thông cáo từ Cơ quan Phòng chống lũ lụt và hạn hán Nhà nước Trung Quốc cho hay.

Thành phố Trùng Khánh ở tỉnh Chiết Giang và Thái Hồ ở đồng bằng sông Dương Tử - một trong những hồ nước ngọt lớn nhất của Trung Quốc - là những khu vực mới nhất bước vào mùa lũ.

Các nhà dự báo thời tiết cảnh báo, trung và hạ lưu sông Hoàng Hà, cũng như sông Hải Hà và sông Tùng Liêu ở phía bắc và lưu vực sông Châu Giang ở phía nam có nguy cơ xảy ra lũ lụt và mưa lớn thường xuyên hơn trong năm nay.

Kế hoạch phòng chống lũ lụt năm nay ưu tiên cảnh báo sớm và công tác chuẩn bị. Chính quyền địa phương các tỉnh đề xuất tập trung vào các địa điểm rủi ro như hồ chứa và nhà máy thủy điện, đồng thời lập kế hoạch phát hiện sớm, báo cáo và ứng phó với các tình huống nguy hiểm.

Bên cạnh đó, cần sơ tán cư dân trước để tránh thương vong tiềm ẩn và đảm bảo rằng lực lượng cứu hộ được tổ chức tốt để thực hiện các hoạt động cứu hộ nhanh chóng, hiệu quả.

Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác

scdsfds
èd
sdff
fdsdf

Động đất tại Hà Nội, nhiều khu vực cảm nhận rung lắc

Sáng 25/3, Viện trưởng Viện Vật lý địa cầu Nguyễn Xuân Anh cho biết, vào hồi 8h5 tại vị trí khu vực huyện Mỹ Đức (Hà Nội) đã xảy ra một trận động đất mạnh 4 độ richter.

Bắc Giang: Triển khai các giải pháp cải thiện kết quả thực hiện Bộ chỉ số đánh giá về môi trường

UBND tỉnh Bắc Giang vừa ban hành Kế hoạch số 17/KH-UBND về việc triển khai các giải pháp cải thiện kết quả thực hiện Bộ chỉ số đánh giá kết quả bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh.

EEA: Châu Âu cần hành động nhiều hơn để tránh hậu quả do biến đổi khí hậu

Cơ quan Môi trường châu Âu (EEA) mới đây cảnh báo châu Âu có thể phải gánh chịu hậu quả "thảm khốc” do biến đổi khí hậu.

Bắc Cực trước nguy cơ không còn băng chỉ trong 10 năm tới

Bắc Cực đứng trước nguy cơ chỉ còn nước trong những tháng hè kể từ năm 2035 do khí thải từ nhiên liệu hóa thạch.

WHO: Ô nhiễm và khủng hoảng khí hậu làm gia tăng gánh nặng bệnh tật

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo các tình trạng khẩn cấp về khí hậu cùng với ô nhiễm môi trường đang diễn ra làm gia tăng gánh nặng bệnh tật, đặc biệt là ở Nam bán cầu.

Biến đổi khí hậu: Canada đang trải qua một mùa Đông thất thường

Canada đang trải qua một mùa Đông khác lạ so với các năm trước, khi nền nhiệt ở nhiều vùng trong thời gian qua ấm hơn so với bình thường và một đợt lạnh sâu đã xuất hiện.