moitruongplus Tính đến ngày 15/3, con bão Freddy đổ vào Malawi đã khiến 225 người thiệt mạng, hơn 700 người bị thương và 41 người mất tích, các con số này được dự đoán sẽ còn tiếp tục tăng trong vài ngày tới.

Cơn bão cũng đã khiến hơn 700 người bị thương và 41 người mất tích. Dù đã suy yếu và bắt đầu di chuyển ra khỏi đất liền, bão Freddy vẫn gây mưa lớn tại nhiều địa phương, gây nguy cơ lụt lội và sạt lở đất.

Thành phố Blantyre là khu vực chịu ảnh hưởng nặng nhất do mưa bão. Điều phối viên các vấn đề khẩn cấp tại Blantyre, ông Guilherme Botelho nhận định số nạn nhân thiệt mạng, bị thương hoặc mất tích sẽ còn tăng trong vài ngày tới. Điều này càng gây nhiều khó khăn cho Malawi trong bối cảnh nước này đang phải ứng phó với đợt dịch tả lớn nhất tại châu Phi.


Khu vực bị bão Freddy tàn phá tại Blantyre, Malawi ngày 14/3/2023. Ảnh: THX.

Ông Botelho cảnh báo Malawi đang đứng trước nguy cơ tái bùng phát dịch tả, đặc biệt tại Blantyre - nơi có tỷ lệ bao phủ tiêm chủng vaccine phòng dịch tả rất thấp.

Bão Freddy hình thành ở ngoài khơi Australia vào đầu tháng 2. Trước khi đổ vào miền nam Malawi ngày 13/3, bão Freddy đã quét qua Madagascar và Mozambique từ cuối tháng 2, khiến hơn 20 người thiệt mạng và ảnh hưởng đến gần 400.000 người tại cả 2 nước.

Cơ quan thời tiết của Liên hợp quốc đã triệu tập 1 hội đồng chuyên gia để xác định xem liệu đây có phải là cơn bão dài nhất được ghi chép lại trong lịch sử hay không. Cơn bão dài nhất trước đó mang tên bão John, kéo dài 31 ngày vào năm 1994.

Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác

sdff
fdsdf
rttr
fsfds

EEA: Châu Âu cần hành động nhiều hơn để tránh hậu quả do biến đổi khí hậu

Cơ quan Môi trường châu Âu (EEA) mới đây cảnh báo châu Âu có thể phải gánh chịu hậu quả "thảm khốc” do biến đổi khí hậu.

Bắc Cực trước nguy cơ không còn băng chỉ trong 10 năm tới

Bắc Cực đứng trước nguy cơ chỉ còn nước trong những tháng hè kể từ năm 2035 do khí thải từ nhiên liệu hóa thạch.

WHO: Ô nhiễm và khủng hoảng khí hậu làm gia tăng gánh nặng bệnh tật

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo các tình trạng khẩn cấp về khí hậu cùng với ô nhiễm môi trường đang diễn ra làm gia tăng gánh nặng bệnh tật, đặc biệt là ở Nam bán cầu.

Biến đổi khí hậu: Canada đang trải qua một mùa Đông thất thường

Canada đang trải qua một mùa Đông khác lạ so với các năm trước, khi nền nhiệt ở nhiều vùng trong thời gian qua ấm hơn so với bình thường và một đợt lạnh sâu đã xuất hiện.

Nam Âu và Bắc Phi đang hứng chịu mùa Đông khô hạn

Hạn hán ở Địa Trung Hải không giảm đi trong mùa Đông này, với lượng mưa dưới mức trung bình dẫn đến việc thiếu nước và một số nơi phải ban bố tình trạng khẩn cấp.

Dự báo thời tiết TP.HCM ngày 16/2: Tiếp tục nắng nóng, nhiệt độ cao

Dự báo thời tiết TP.HCM ngày 16/2, Theo dự báo của Đài Khí tượng Thủy văn Nam Bộ, TP.HCM tiếp tục nắng nóng, nhiệt độ cao nhất 36 độ C, chỉ số UV ở ngưỡng có nguy cơ gây hại cao.