moitruongplus Xây dựng lò giết mổ gia súc, gia cầm tập trung có ý nghĩa rất quan trọng trong công tác phòng, chống dịch bệnh, giữ vững tổng đàn chăn nuôi tại địa phương, cung cấp sản phẩm chăn nuôi đảm bảo vệ sinh ATTP, bảo vệ môi trường và sức khỏe người dân.


Thị xã Quảng Yên cần xác định việc quy hoạch xây dựng lò giết mổ tập trung là nhiệm vụ trọng tâm năm 2023. Ảnh minh hoạ

Tính cấp bách xây dựnglò giết mổ tập trung

Nhằm giảm thiểu những hạn chế đối với các lò giết mổ không an toàn vệ sinh, tiến đến xây dựng lò giết mổ tập trung, ngay từ năm 2006, vấn đề về quy hoạch, xây dựng lò giết mổ gia súc, gia cầm tập trung đã được tỉnh Quảng Ninh đặt ra thông qua Quyết định số 1214/QĐ-UBND về việc phê duyệt quy hoạch hệ thống giết mổ gia súc, gia cầm tập trung trên địa bàn tỉnh đến năm 2020 theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Đến tháng 12/2018, UBND tỉnh tiếp tục ban hành Quyết định số 5240/QĐ-UBND phê duyệt điều chỉnh bổ sung mạng lưới giết mổ gia súc, gia cầm tỉnh gồm 24 điểm; trong đó, có 9 cơ sở loại I, 12 cơ sở loại II và 3 cơ sở gom nhỏ lẻ.

Mới đây, UBND tỉnh Quảng Ninh đã có văn bản chỉ đạo số 3554/UBND-NLN3 gửi các địa phương, các ngành liên quan về việc tăng cường công tác kiểm soát giết mổ động vật và quản lý buôn bán thuốc thú y. Có thể thấy, việc kiểm soát giết mổ gia súc, gia cầm đã được các ngành, địa phương quan tâm trong thời gian qua.

Tính đến tháng 6/2022, trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đã xây dựng, cải tạo, nâng cấp và đi vào hoạt động 6 cơ sở giết mổ tại Cẩm Phả, Hạ Long, Uông Bí và Đông Triều với quy mô công suất khoảng 100-250 con/ngày. Ngoài ra còn 1 cơ sở giết mổ loại I đang trong giai đoạn xin chấp thuận chủ trương đầu tư tại Hải Hà.

Việc giám sát vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm tại các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung được giao cho Chi cục Chăn nuôi và Thú y thực hiện, đảm bảo kiểm tra giám sát theo quy định từ khâu tiếp nhận lợn vào cơ sở giết mổ cho đến quá trình giết mổ, xuất thịt đi các chợ...

Đối với các cơ sở giết mổ nhỏ lẻ, hầu hết các địa phương giao về cho Trung tâm Dịch vụ kỹ thuật nông nghiệp huyện thực hiện. Thực tế hiện nay số lượng cơ sở giết mổ nhỏ lẻ còn quá nhiều (toàn tỉnh Quảng Ninh có khoảng 500 cơ sở) với lượng giết mổ hơn 1.000 con gia súc/ngày. Số lượng gia súc, gia cầm giết mổ lại tập trung vào một thời gian cố định: 2-3 giờ sáng và 14-15 giờ chiều, trong khi số lượng nhân viên thú y của địa phương có hạn nên mỗi ngày chỉ luân phiên đi kiểm soát được 1-2 cơ sở nhỏ lẻ. Với gia cầm, phần nhiều được giết mổ tại gia đình người buôn bán hay giết ngay tại các điểm chợ; trong khi toàn tỉnh có khoảng 130 chợ, chưa kể các điểm chợ cóc... Do đó, việc kiểm soát vệ sinh thú y trong giết mổ gia cầm gần như ít được thực hiện.

Gỡ khó trong công tác kiểm soát vệ sinh thú y

Trong buổi kiểm tra công tác chăn nuôi, phòng chống dịch bệnh tại TX Quảng Yên hồi đầu tháng 4/2022, ông Đoàn Thành Lũy – Chi cục trưởng Chi cục Thú y vùng 2 đánh giá cao những kết quả đạt được của TX Quảng Yên trong phát triển chăn nuôi, kiểm soát phòng trừ dịch bệnh. Đồng thời yêu cầu thị xã cần quan tâm chú ý tới kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm, xây dựng chính sách thu hút đầu tư thực hiện kiểm soát giết mổ gia súc, gia cầm thời gian tới. Đặc biệt rà soát tổng đàn gia súc, gia cầm tại thời điểm, đăng ký số lượng vắc xin tiêm phòng cho gia súc, gia cầm;…

Theo báo cáo của UBND TX Quảng Yên, tính đến quý IV/2022, tổng đàn gia súc, gia cầm hiện có: Đàn bò đạt 3,850 con; đàn lợn 33.500 con; đàn gia cầm, thủy cầm 762 con.

Tuy nhiên, được biết, TX Quảng Yên hiện chỉ có các điểm giết mổ gia súc, gia cầm nhỏ lẻ trong khu dân cư, mà chưa có điểm giết mổ gia súc, gia cầm tập trung. Vì vậy, việc kiểm soát giết mổ gia súc, gia cầm trên địa bàn sẽ rất khó, nguy cơ cao đào thải mầm bệnh ra môi trường bên ngoài, tiềm ẩn gây ô nhiễm môi trường, sự bùng phát dịch bệnh là khó có thể tránh khỏi. 

Điều 64, Luật Thú y 2015 cũng nêu rõ, đối với giết mổ động vật trên cạn, để kinh doanh phải được thực hiện tại cơ sở giết mổ động vật tập trung, đảm bảo yêu cầu vệ sinh thú y.

Vì vậy, để cung cấp các thực phẩm đảm bảo vệ sinh an toàn, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng, môi trường sinh thái, hạn chế dịch bệnh lây lan trên đàn gia súc, gia cầm, góp phần thúc đẩy ngành chăn nuôi trên địa bàn thị xã phát triển bền vững. Thiết nghĩ, UBND tỉnh Quảng Ninh và chính quyền TX Quảng Yên cần quan tâm thực hiện quy hoạch xây dựng hệ thống cơ sở giết mổ động vật tập trung, đồng thời có giải pháp kiên quyết đối với những điểm giết mổ nhỏ lẻ không đủ điều kiện.

Ngày 10/01/2022, Chính phủ đã ban hành Nghị định 07/2022/NĐ-CP về việc bổ sung, sửa đổi một số nghi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ và kiểm dịch thực vật, thú y. Theo đó, phạt tiền từ 8 đến 10 triệu đồng đối với các cơ sở giết mổ tập trung không có giấy chứng nhận

Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác

èd
sdff
fdsdf
rttr

Bắc Giang: Triển khai các giải pháp cải thiện kết quả thực hiện Bộ chỉ số đánh giá về môi trường

UBND tỉnh Bắc Giang vừa ban hành Kế hoạch số 17/KH-UBND về việc triển khai các giải pháp cải thiện kết quả thực hiện Bộ chỉ số đánh giá kết quả bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh.

EEA: Châu Âu cần hành động nhiều hơn để tránh hậu quả do biến đổi khí hậu

Cơ quan Môi trường châu Âu (EEA) mới đây cảnh báo châu Âu có thể phải gánh chịu hậu quả "thảm khốc” do biến đổi khí hậu.

Bắc Cực trước nguy cơ không còn băng chỉ trong 10 năm tới

Bắc Cực đứng trước nguy cơ chỉ còn nước trong những tháng hè kể từ năm 2035 do khí thải từ nhiên liệu hóa thạch.

WHO: Ô nhiễm và khủng hoảng khí hậu làm gia tăng gánh nặng bệnh tật

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo các tình trạng khẩn cấp về khí hậu cùng với ô nhiễm môi trường đang diễn ra làm gia tăng gánh nặng bệnh tật, đặc biệt là ở Nam bán cầu.

Biến đổi khí hậu: Canada đang trải qua một mùa Đông thất thường

Canada đang trải qua một mùa Đông khác lạ so với các năm trước, khi nền nhiệt ở nhiều vùng trong thời gian qua ấm hơn so với bình thường và một đợt lạnh sâu đã xuất hiện.

Nam Âu và Bắc Phi đang hứng chịu mùa Đông khô hạn

Hạn hán ở Địa Trung Hải không giảm đi trong mùa Đông này, với lượng mưa dưới mức trung bình dẫn đến việc thiếu nước và một số nơi phải ban bố tình trạng khẩn cấp.