moitruongplus Nam Bộ có khả năng đón một đợt triều cường mới ngày 26-30/10. Vùng trũng thấp ven biển các tỉnh Đông Nam Bộ có nguy cơ ngập úng diện rộng.

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho biết, mực nước quan trắc cao nhất tại trạm hải văn Vũng Tàu ngày 21/10/ 2022 là 3,54m.

Dự báo từ ngày 26-30/10, mực nước tại trạm Vũng Tàu tiếp tục tăng và duy trì ở mức cao. Độ cao mực nước lớn nhất tại Vũng Tàu trong đợt triều cường này có thể đạt 4,2-4,3m vào hai ngày 26-27/10. Trong đó, mực nước cao nhất ngày xuất hiện trong khoảng từ 1-3 giờ và từ 14-16 giờ.

Cơ quan khí tượng cảnh báo khu vực ven biển các tỉnh Đông Nam Bộ, trong đó có TPHCM có khả năng ngập úng tại các vùng trũng thấp, vùng ven sông và vùng ngoài đê bao.


Nam Bộ có khả năng đón một đợt triều cường mới ngày 26-30/10. (Ảnh: Internet)

Dự báo từ đây đến cuối năm, vùng ven biển Nam Bộ xuất hiện thêm 5 đợt triều cường mới. Sang năm 2023, có thêm 2 đợt triều cường ngày 6-10/1 và 21-26/1.

Trong đó, độ cao mực nước tại trạm hải văn Vũng Tàu sẽ ở mức cao trên 4 m trong 3 đợt triều cường những ngày cuối tháng 11, 12. Trường hợp triều cường trùng với gió mùa đông bắc cường độ mạnh sẽ gây ngập lụt tại những khu vực trũng, thấp ở ven biển và cửa sông khu vực Nam Bộ.

Theo Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Bộ, đỉnh triều tại TP.HCM đợt này có khả năng xuất hiện ngày 25-27/10 (mùng 1-3 tháng 10 Âm lịch), lúc 5-7h và 17-19h.

Tại trạm Phú An và Nhà Bè, triều cường có thể lên mức 1,60-1,65 m (xấp xỉ hoặc cao hơn báo động 3 là 0,05 m). Tại trạm Thủ Dầu Một có thể lên mức 1,7-1,75 m (cao hơn báo động 3 là 0,1-0,15 m).

Cơ quan khí tượng cảnh báo mức rủi ro thiên tai khu vực hạ lưu sông Sài Gòn - Đồng Nai ở cấp độ 2. Đây là kỳ triều cường cao, người dân cần đề phòng ngập úng vùng trũng thấp và ven sông.

Ngoài ra, tại Nam Bộ trong nhiều ngày tới tiếp tục có mưa rào và dông rải rác vào chiều tối và tối, cục bộ có mưa to. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác

dsad
scdsfds
èd
sdff

New Zealand: Sông băng bị thu hẹp, đứng trước nguy cơ biến mất

Viện Nghiên cứu Khí quyển và Nước quốc gia New Zealand (NIWA) ngày 25/3 công bố báo cáo cho thấy các sông băng ở nước này đang "tiếp tục co lại" và đứng trước nguy cơ tan biến do mất băng kéo dài.

Động đất tại Hà Nội, nhiều khu vực cảm nhận rung lắc

Sáng 25/3, Viện trưởng Viện Vật lý địa cầu Nguyễn Xuân Anh cho biết, vào hồi 8h5 tại vị trí khu vực huyện Mỹ Đức (Hà Nội) đã xảy ra một trận động đất mạnh 4 độ richter.

Bắc Giang: Triển khai các giải pháp cải thiện kết quả thực hiện Bộ chỉ số đánh giá về môi trường

UBND tỉnh Bắc Giang vừa ban hành Kế hoạch số 17/KH-UBND về việc triển khai các giải pháp cải thiện kết quả thực hiện Bộ chỉ số đánh giá kết quả bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh.

EEA: Châu Âu cần hành động nhiều hơn để tránh hậu quả do biến đổi khí hậu

Cơ quan Môi trường châu Âu (EEA) mới đây cảnh báo châu Âu có thể phải gánh chịu hậu quả "thảm khốc” do biến đổi khí hậu.

Bắc Cực trước nguy cơ không còn băng chỉ trong 10 năm tới

Bắc Cực đứng trước nguy cơ chỉ còn nước trong những tháng hè kể từ năm 2035 do khí thải từ nhiên liệu hóa thạch.

WHO: Ô nhiễm và khủng hoảng khí hậu làm gia tăng gánh nặng bệnh tật

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo các tình trạng khẩn cấp về khí hậu cùng với ô nhiễm môi trường đang diễn ra làm gia tăng gánh nặng bệnh tật, đặc biệt là ở Nam bán cầu.