moitruongplus Theo Trưởng phòng Dự báo thời tiết, trên đất liền, do tương tác của bão Nesat với không khí lạnh nên phạm vi, mức độ của bão ảnh hưởng tới đất liền cũng như vùng biển ven bờ có thể theo 3 kịch bản.

Nhận định về bão số 6, Trưởng phòng Dự báo thời tiết, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia Nguyễn Văn Hưởng cho biết, trên đất liền, do tương tác của bão với không khí lạnh nên phạm vi, mức độ của bão ảnh hưởng tới đất liền cũng như vùng biển ven bờ có thể xảy ra các kịch bản sau:

Kịch bản có khả năng cao nhất hiện nay (xác suất 50-60%) là bão sẽ tương tác với không khí lạnh, suy yếu trước khi vào vùng biển Trung bộ nước ta, tiếp tục suy yếu thành một vùng áp thấp hoặc áp thấp nhiệt đới khi đổ bộ đất liền các tỉnh miền Trung.

Kịch bản thứ hai xảy ra với xác suất thấp hơn nhưng nguy hiểm hơn là khi bão đi tới phía nam của đảo Hải Nam (Trung Quốc), không khí lạnh yếu đi, bão đi thẳng vào vùng biển miền Trung nước ta, duy trì cường độ mạnh cấp 9, cấp 10.

Kịch bản thứ ba là khi di chuyển đến đảo Hải Nam, bão số 6 gặp không khí lạnh mạnh. Sự tương tác với không khí lạnh khiến bão suy yếu nhanh và tan dần trước khi vào đất liền. Với kịch bản thứ ba, đất liền cũng như vùng biển ven bờ các tỉnh miền Trung ít chịu ảnh hưởng của mưa lớn và gió giật mạnh.

Ông Hưởng cho biết thêm, trong quá khứ, các cơn bão trên Biển Đông khi gặp không khí lạnh thường có xu hướng yếu đi. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp không khí lạnh yếu, không đủ làm bão suy yếu. Chuyên gia khí tượng thủy văn khuyên, người dân cần liên tục cập nhật các bản tin dự báo mới nhất về bão số 6 để kịp thời ứng phó.


Trưởng phòng Dự báo thời tiết, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia Nguyễn Văn Hưởng 

Mới đây, Ban Chỉ đạo quốc gia về PTTT, Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố thiên tai và TKCN vừa ban hành Công điện số 34/CĐ-QG chỉ đạo ứng phó bão số 6 (bão NESAT).

Công điện gửi Ban Chỉ huy PCTT và TKCN các tỉnh, thành phố ven biển từ Quảng Ninh đến Khánh Hòa; Ban Chỉ huy PCTT và TKCN các Bộ: Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và PTNT, Quốc phòng, Thông tin và Truyền thông, Giao thông vận tải; Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam và các cơ quan thông tấn, báo chí.

Để chủ động ứng phó với bão, Ban Chỉ đạo quốc gia về PCTT - Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và TKCN yêu cầu Ban Chỉ huy PCTT&TKCN các tỉnh, thành phố và các Bộ, ngành chỉ đạo triển khai thực hiện một số nội dung sau:

Thứ nhất, theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão, thông báo cho chủ các phương tiện, thuyền trưởng các tàu, thuyền (bao gồm cả tàu vận tải, tàu du lịch) đang hoạt động trên biển biết vị trí, hướng di chuyển và diễn biến của bão để chủ động phòng tránh, thoát ra hoặc không di chuyển vào khu vực nguy hiểm.

Vùng nguy hiểm trên Biển Đông trong 24 giờ tới (gió mạnh cấp 6 trở lên) được xác định từ vĩ tuyến 17,5 đến 22,0 độ Vĩ Bắc; phía Đông kinh tuyến 114,5 độ Kinh Đông (vùng nguy hiểm được điều chỉnh trong các bản tin dự báo).

Thứ hai, tổ chức theo dõi, kiểm đếm tàu, thuyền đang hoạt động trong khu vực ảnh hưởng của bão; quản lý chặt chẽ các phương tiện ra khơi;

Giữ thông tin liên lạc thường xuyên với chủ các phương tiện để xử lý kịp thời các tình huống xấu có thể xảy ra;

Sẵn sàng các biện pháp đảm bảo an toàn về người, tài sản trên các lồng bè, chòi canh nuôi trồng thủy hải sản.

Thứ ba, sẵn sàng lực lượng, phương tiện cứu hộ, cứu nạn để kịp thời xử lý khi có tình huống.

Thứ tư, các tỉnh miền Trung từ Quảng Bình đến Quảng Ngãi khẩn trương khắc phục hậu quả mưa lũ và triển khai các biện pháp sẵn sàng ứng phó với bão số 6.

Thứ năm, Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức theo dõi chặt chẽ, dự báo, cảnh báo, thông tin kịp thời về diễn biến bão để chủ động triển khai các biện pháp ứng phó.

Thứ sáu, Bộ Ngoại giao liên hệ với các quốc gia trong khu vực đề nghị tạo điều kiện cho ngư dân và tàu cá vào tránh trú và hỗ trợ, cứu nạn, cứu hộ khi có yêu cầu.

Thứ bảy, các Bộ, ngành theo chức năng nhiệm vụ được giao, chỉ đạo các biện pháp sẵn sàng ứng phó khi có tình huống xấu xảy ra.

Thứ tám, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, các cơ quan thông tin đại chúng ở trung ương và địa phương tăng cường thông tin, truyền thông về diễn biến bão và công tác chỉ đạo ứng phó, khắc phục hậu quả.

Thứ chín, tổ chức trực ban nghiêm túc, thường xuyên báo cáo về Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai và Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn.

Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác

dsad
scdsfds
èd
sdff

New Zealand: Sông băng bị thu hẹp, đứng trước nguy cơ biến mất

Viện Nghiên cứu Khí quyển và Nước quốc gia New Zealand (NIWA) ngày 25/3 công bố báo cáo cho thấy các sông băng ở nước này đang "tiếp tục co lại" và đứng trước nguy cơ tan biến do mất băng kéo dài.

Động đất tại Hà Nội, nhiều khu vực cảm nhận rung lắc

Sáng 25/3, Viện trưởng Viện Vật lý địa cầu Nguyễn Xuân Anh cho biết, vào hồi 8h5 tại vị trí khu vực huyện Mỹ Đức (Hà Nội) đã xảy ra một trận động đất mạnh 4 độ richter.

Bắc Giang: Triển khai các giải pháp cải thiện kết quả thực hiện Bộ chỉ số đánh giá về môi trường

UBND tỉnh Bắc Giang vừa ban hành Kế hoạch số 17/KH-UBND về việc triển khai các giải pháp cải thiện kết quả thực hiện Bộ chỉ số đánh giá kết quả bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh.

EEA: Châu Âu cần hành động nhiều hơn để tránh hậu quả do biến đổi khí hậu

Cơ quan Môi trường châu Âu (EEA) mới đây cảnh báo châu Âu có thể phải gánh chịu hậu quả "thảm khốc” do biến đổi khí hậu.

Bắc Cực trước nguy cơ không còn băng chỉ trong 10 năm tới

Bắc Cực đứng trước nguy cơ chỉ còn nước trong những tháng hè kể từ năm 2035 do khí thải từ nhiên liệu hóa thạch.

WHO: Ô nhiễm và khủng hoảng khí hậu làm gia tăng gánh nặng bệnh tật

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo các tình trạng khẩn cấp về khí hậu cùng với ô nhiễm môi trường đang diễn ra làm gia tăng gánh nặng bệnh tật, đặc biệt là ở Nam bán cầu.