moitruongplus Theo Báo cáo hiện trạng môi trường Quốc gia năm 2019, chi phí sự nghiệp môi trường tăng dần hàng năm ở cả Trung ương và địa phương. Năm 2019, chi phí cho sự nghiệp môi trường là 20.442 tỷ đồng tương đương 1,25% tổng chi ngân sách Nhà nước.


Vệ sinh môi trường. Ảnh: Thanh Tịnh

Chi phí cho sự nghiệp môi trường đã được Bộ Tài Nguyên và Môi trường thống kê cụ thể trong Báo cáo Hiện trạng môi trường Quốc gia. Theo đó, Chi phí cho sự nghiệp môi trường năm 2010 là 6.230 tỷ đồng, năm 2011 là 7.250 tỷ đồng (trong đó Trung ương: 1.100 tỷ, địa phương: 6.150 tỷ; tăng 16,37% so với năm 2010), năm 2015 là 11.400 tỷ đồng (trong đó Trung ương: 1.700 tỷ, địa phương: 9.700 tỷ; tăng 14,2% so với năm 2014), năm 2018 là 18.392 tỷ đồng tương đương 1,2% tổng chi ngân sách Nhà nước (trong đó Trung ương: 2.100 tỷ đồng, địa phương: 16.292 tỷ đồng), năm 2019 là 20.442 tỷ đồng tương đương 1,25% tổng chi ngân sách Nhà nước (trong đó Trung ương: 2.290 tỷ đồng, địa phương: 18.152 tỷ đồng).

Trong đó tổng kinh phí trên, kinh phí được dành cho hoạt động thu gom, vận chuyển chất thải rắn (CTRSH) đô thị hiện nay phần lớn là sử dụng ngân sách Nhà nước. Lý do là bởi mức thu phí vệ sinh còn thấp, chỉ đủ chi trả một phần cho công tác thu gom, vận chuyển CTRSH (chưa tính đến chi phí xử lý).

Theo báo cáo năm 2014 của URENCO Hà Nội, chi phí cho hoạt động thu gom, vận chuyển vào khoảng 600 tỷ đồng/năm trong khi tổng nguồn thu từ phí vệ sinh chỉ khoảng 30 tỷ đồng, chiếm 5% tổng số chi. Mức thu phí vệ sinh hiện từ 4.000 - 6.000 đồng/người/ tháng hoặc từ 10.000 - 20.000 đồng/hộ/tháng tùy theo mỗi địa phương. Mức thu tại các cơ sở sản xuất, dịch vụ chỉ từ 120.000 - 200.000 đồng/cơ sở/tháng tùy theo quy mô, địa phương. Mức phí này so với mức thu nhập bình quân hộ gia đình ở các đô thị chỉ chiếm khoảng 0,125% - 0,167%. Trên thực tế, nguồn kinh phí thu được từ phí vệ sinh môi trường chỉ đủ chi trả khoảng 20 - 25% chi phí thu gom và vận chuyển CTRSH đô thị (Bộ Xây dựng, 2015).

Nguồn kinh phí cho hoạt động xử lý CTRSH là ngân sách Nhà nước. Do vậy, tùy thuộc vào mỗi địa phương mà mức chi trả cho công tác xử lý CTRSH khác nhau, không thống nhất trên toàn quốc. Mức hỗ trợ xử lý của các cơ sở xử lý CTRSH trung bình khoảng 250.000 đồng/tấn nhưng giá trị này có sự khác nhau giữa các loại hình công nghệ xử lý, giữa các tỉnh/thành phố. Nhiều địa phương có cơ sở xử lý CTRSH với mức chi phí xử lý cao (trên 400.000 đồng/tấn) như: Cơ sở chế biến compost và đốt CTRSH Túc Trưng - Định Quán và Khu xử lý Phú Thanh - Tân Phú, tỉnh Đồng Nai (410.000 đồng/tấn và 444.900 đồng/tấn); Cơ sở xử lý CTRSH tại quận Ô Môn, thành phố Cần Thơ (400.000 đồng/tấn)…

Chi phí xử lý của các bãi chôn lấp CTRSH trung bình khoảng 122.000 đồng/tấn, tuy nhiên chủ yếu mới tính chi phí vận hành chứ chưa tính toán chi phí đầu tư, mặt bằng, đất đai…

Các địa phương có nguồn chi ngân sách lớn cho công tác quản lý CTRSH là Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng... Trong năm 2018, Thành phố Hồ Chí Minh chi hơn 2.000 tỷ đồng, Đà Nẵng chi 176 tỷ đồng, Bà Rịa - Vũng Tàu chi 102 tỷ đồng... Các tỉnh khác chi trung bình khoảng từ 20 - 40 tỷ đồng/năm, thấp nhất có những tỉnh chi khoảng 03 đến 10 tỷ đồng/năm.

Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác

scdsfds
èd
sdff
fdsdf

Động đất tại Hà Nội, nhiều khu vực cảm nhận rung lắc

Sáng 25/3, Viện trưởng Viện Vật lý địa cầu Nguyễn Xuân Anh cho biết, vào hồi 8h5 tại vị trí khu vực huyện Mỹ Đức (Hà Nội) đã xảy ra một trận động đất mạnh 4 độ richter.

Bắc Giang: Triển khai các giải pháp cải thiện kết quả thực hiện Bộ chỉ số đánh giá về môi trường

UBND tỉnh Bắc Giang vừa ban hành Kế hoạch số 17/KH-UBND về việc triển khai các giải pháp cải thiện kết quả thực hiện Bộ chỉ số đánh giá kết quả bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh.

EEA: Châu Âu cần hành động nhiều hơn để tránh hậu quả do biến đổi khí hậu

Cơ quan Môi trường châu Âu (EEA) mới đây cảnh báo châu Âu có thể phải gánh chịu hậu quả "thảm khốc” do biến đổi khí hậu.

Bắc Cực trước nguy cơ không còn băng chỉ trong 10 năm tới

Bắc Cực đứng trước nguy cơ chỉ còn nước trong những tháng hè kể từ năm 2035 do khí thải từ nhiên liệu hóa thạch.

WHO: Ô nhiễm và khủng hoảng khí hậu làm gia tăng gánh nặng bệnh tật

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo các tình trạng khẩn cấp về khí hậu cùng với ô nhiễm môi trường đang diễn ra làm gia tăng gánh nặng bệnh tật, đặc biệt là ở Nam bán cầu.

Biến đổi khí hậu: Canada đang trải qua một mùa Đông thất thường

Canada đang trải qua một mùa Đông khác lạ so với các năm trước, khi nền nhiệt ở nhiều vùng trong thời gian qua ấm hơn so với bình thường và một đợt lạnh sâu đã xuất hiện.